Theo Washington Post, mạng máy tính của một tập đoàn quốc pḥng Mỹ đă bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong giai đoạn tháng 1-2/2018. Nhiều khả năng tin tặc Trung Quốc đă đánh cắp dữ liệu quan trọng về các tên lửa siêu thanh Mỹ tối mật mà nước này đang phát triển cho tàu ngầm.
Tên lửa SM-6 phóng thử năm 2012. Ảnh: USNI.
Danh sách dữ liệu bị mất gồm 614 GB tài liệu về chương tŕnh "Sea Dragon" và kế hoạch bí mật nhằm phát triển tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm Mỹ trước năm 2020.
Dù Lầu Năm Góc không tiết lộ mẫu tên lửa bị đánh cắp, giới chuyên gia nhận định chúng nằm trong các dự án vũ khí diệt hạm có thể đe dọa hoạt động của tàu chiến Trung Quốc, theo Drive.
Tên lửa đánh chặn đa năng SM-6
Biến thể SM-6 phóng từ tàu ngầm nhiều khả năng là mẫu tên lửa bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp. Năm 2016, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter từng tiết lộ Lầu Năm Góc đang cải tiến SM-6 thành tên lửa "hai trong một", kết hợp tính năng pḥng không tầm xa và diệt hạm.
Quả đạn SM-6 sử dụng khung vỏ của tên lửa SM-2ER Block IV và đầu ḍ radar chủ động của tên lửa đối không AIM-120C AMRAAM, thay thế đầu ḍ radar bán chủ động của các biến thể SM trước đó. Điều này giúp tên lửa đánh chặn mục tiêu có khả năng cơ động cao, cũng như các mục tiêu nằm ngoài tầm radar điều khiển hỏa lực trên tàu chiến.
Dù chỉ được trang bị đầu đạn nổ mảnh nặng 64 kg, SM-6 vẫn phát huy hiệu quả trong nhiệm vụ diệt hạm nhờ tốc độ bay gần 4.300 km/h, tạo sức công phá lớn nhờ động năng và không cho đối phương có thời gian kích hoạt lá chắn pḥng thủ.
Tên lửa SM-6 có thể triển khai trên các bệ phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41, giúp nó dễ dàng được phóng từ nhiều loại tàu ngầm của Mỹ.
Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM-B
Một vũ khí diệt hạm khác có thể bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp là LRASM-B, biến thể siêu âm được phát triển từ nền tảng tên lửa cận âm AGM-158C LRASM.
Mô h́nh tên lửa LRASM-B được công bố năm 2010. Ảnh: Lockheed Martin.
Phiên bản LRASM-B được đánh giá có uy lực tương đương tên lửa hành tŕnh diệt hạm siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ phát triển. Loại vũ khí này đặc biệt hữu ích khi kết hợp với SM-6 hoặc tên lửa chống hạm tốc độ cao, h́nh thành mũi tấn công tầm xa đa tầng nhắm vào đội h́nh tàu chiến đối phương.
Chương tŕnh LRASM-B được phát triển tới năm 2013, thời điểm Lầu Năm Góc chính thức chấm dứt dự án này. Nhiều khả năng thiết kế LRASM-B được hồi sinh trong chương tŕnh Sea Dragon với trọng tâm trang bị tên lửa diệt hạm siêu thanh cho tàu ngầm thay v́ tàu mặt nước.
Tên lửa hành tŕnh tốc độ cao RATTLRS
Đây là dự án vũ khí được quân đội Mỹ đề xuất với mục tiêu chế tạo loại tên lửa diệt hạm tốc độ cao, không đ̣i hỏi quá tŕnh chuẩn bị phóng phức tạp. RATTLRS có thể đạt tốc độ gần 5.000 km/h ở độ cao lớn, cho phép tiêu diệt mục tiêu trong ṿng 30 phút ở tầm bắn tối đa. Mỗi quả đạn có thể được trang bị đầu đạn nổ chùm, nổ mạnh hoặc xuyên phá, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ.
Lockheed Martin phát triển RATTLRS dựa trên máy bay không người lái siêu thanh D-21 với sự hỗ trợ của Pḥng nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Tuy nhiên, dự án này bị chấm dứt vào thập niên 2000 khi mới bước vào giai đoạn bay thử nghiệm, có thể do ngân sách bị cắt giảm.
Nguyên mẫu tên lửa RATTLRS trong kho của ONR. Ảnh: USNI.
Dù chưa thể xác định loại vũ khí bí mật bị đánh cắp, việc cơ sở dữ liệu quốc pḥng bị tin tặc Trung Quốc tấn công có thể đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Mỹ.
Trung Quốc đang đầu tư nhiều nguồn lực vào chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) nhằm phát triển vũ khí đối phó với hải quân Mỹ, ngăn lực lượng này tung đ̣n đánh phủ đầu nhằm vào Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, tàu ngầm là công cụ quan trọng nhất giúp Washington phá chiến lược này.
Với những dữ liệu thu được, Trung Quốc có thể t́m cách sở hữu năng lực tấn công của hải quân Mỹ, chứ không dừng lại ở việc nghiên cứu phương án pḥng thủ, chuyên gia Tyler Rogoway nhấn mạnh.
VietBF © sưu tầm