Nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ trên xe ôtô được vietbf chia sẻ dưới đây. Rung động trên ghế ngồi khi xe di chuyển là lư do chúng ta thấy buồn ngủ. Nghiên cứu được một nhóm nghiên cứu của Đại học RMIT tại Úc thực hiện.
Chúng ta đều có cảm giác buồn ngủ trên một hành tŕnh bằng ôtô.
Hầu hết chúng ta đều có cảm giác buồn ngủ trên một hành tŕnh bằng ôtô, nhưng lí do không phải lúc nào cũng là bởi phải khởi hành sớm, hoặc đi một ngày dài, hoặc thiếu chút cafein trong người.
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng có một thứ trong hành tŕnh xe di chuyển có thế khiến cả những người tỉnh táo nhất cảm thấy ngái ngủ trên xe ôtô. Thứ đó chính là sự rung động mà một chiếc xe tạo ra khi nó di chuyển, và sự rung động này có thể mang tới cảm giác buồn ngủ chỉ trong 15 phút mà thôi.
Kết quả nghiên cứu trên là một cả những nhà sản xuất ôtô và chuyên gia an toàn giao thông cần phải nghĩ tới, dựa theo sự của các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT ở Úc. Các nhà nghiên cứu muốn thực hiện thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn vào vấn đề độ rung của ghế xe có thể “bí mật” mang tới giấc ngủ cho người ngồi.
“Khi bạn mệt mỏi, đương nhiên là con buồn ngủ gật gù sẽ bắt đầu đến và chúng tôi phát hiện ra rằng rung động nhẹ tạo ra bởi ghế xe ôtô khi bạn lái xe có thể làm ru ngủ bộ năo và thân thể của bạn,” anh Stephen Robinson của đội ngũ nghiên cứu nói.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rung động ổn định ở tần số thấp, loại mà chúng ta trải nghiệm được khi lái xe du lịch và bán tải, làm tăng cảm giác buồn ngủ ngay cả với những người được ngủ ngơi đầy đủ và khỏe mạnh.”
Rung động của ghế ngồi trong khi xe di chuyển là tác nhân khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ mỗi khi lái xe.
Anh Robinson và đồng nghiệp đă đặt 15 người t́nh nguyện lên một máy mô phỏng lái xe ảo, nơi họ có thể cảm nhận độ rung ở những tần số khác nhau. Nhóm người t́nh nguyện được thử nghiệm hai lần, một lần không có rung, và một lần với tần số rung từ 4-7 Hz.
Sau đó, các nhà nghiên cứu có đo sự biến đổi nhịp tim của từng người t́nh nguyện trong quăng thời gian 60 phút mỗi lần. Sự biến đổi nhịp tim là một thước đo của t́nh trạng ngủ lơ mơ bởi nó cho thấy cơ thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương khi thấy mệt mỏi.
Các máy theo dơi cho thấy trạng thái buồn ngủ khi lái xe ôtô bắt đầu xuất hiện trong tài xế sau chỉ 15 phút. Trung b́nh, trạng thái buồn ngủ là rất lớn sau 30 phút, và các t́nh nguyện viên tiếp tục cảm thấy buồn ngủ hơn cho tới khi bài thử nghiệm kết thúc.
Các máy theo dơi cho thấy trạng thái buồn ngủ bắt đầu xuất hiện trong tài xế sau chỉ 15 phút.
Nhóm nghiên cứu trường RMIT nói điều có thể xảy ra đây là bộ năo trở nên đồng điệu với nhịp rung và bước vào một giai đoạn ngủ ban đầu, đó là lí do tại sao bạn có thể có cả một chiếc xe đầy hành khách gật gù trên một chuyến đi dài.
Tất nhiên chúng ta cũng nên nói đến một số giới hạn của nghiên cứu này là: chỉ có 15 người được thử nghiệm, và chỉ thử nghiệm ở một phạm vi tần số rung hẹp. Đồng thời, người t́nh nguyện ngồi trên một cỗ máy có màn h́nh mô phỏng lái xe trên một con đường hai chiều đơn điệu mà không có nhiều thứ đánh lạc hướng như lái xe thật.
Nhưng với mệt mỏi khi lái xe là một yếu tố gây nên khoảng 1/5 vụ tai nạn chết người trên đường phố, t́m hiểu rơ nguyên nhân v́ sao là một chuyện quan trọng mà chúng ta cần làm. Nhóm nghiên cứu ở RMIT muốn tiếp tục công việc của họ bằng cách quan sát một nhóm người đông hơn và thử nghiệm tần số rung rộng hơn.
Nhưng với mệt mỏi là một yếu tố gây nên khoảng 1/5 vụ tai nạn chết người trên đường phố.
Kể cả nếu hiệu ứng này không thể bị triệt tiêu hoàn toàn, những thay đổi trong thiết kế ghế ngồi xe ô tô có thể tối thiểu hóa nó. Trên thực tế, đội ngũ nghiên cứu nghĩ rằng một hiệu ứng ngược lại có thể được tạo ra, ít nhất là cho tới khi xe tự lái hoàn toàn trở nên phổ biến và chúng ta có thể ngủ gật trong an toàn.
“Nghiên cứu của chúng tôi cũng gợi ư rằng rung động ở một số tần số khác có thể gây nên một hiệu ứng trái chiều và giúp con người ta tỉnh táo hơn,” anh Robinson nói. “Vậy nên chúng tôi muốn thử nghiệm tần số rộng hơn, để t́m ra những thiết kế xe có tiềm năng khai thác ‘các rung động tích cực’.”