Đó là ông Chea Son. Ông mới sang Mỹ để đoàn tụ gia đ́nh. Sau nhiều năm phải ngồi xe lăn ở Việt Nam, ông đang được các chuyên viên Mỹ tập luyện dùng chân giả tối tân.
Ông Chea Son là người Việt Nam, từng chiến đấu cho quân đội Hoa Kỳ và bị thương gần nửa thế kỷ trước. Sau nhiều năm không thể đi đứng như b́nh thường v́ mất hai chân, ông mới qua Mỹ và được những chuyên gia ở tiểu bang North Carolina chữa trị. Họ hy vọng giúp ông làm được một việc mà từ lâu ông không thể làm: Đi trên hai chân của ḿnh.
Ông Chea Son đang được các chuyên viên Mỹ tập luyện dùng chân giả tối tân, giúp ông đi được sau nhiều năm phải ngồi xe lăn ở Việt Nam
Dưới đây là một bản tin được đăng trên nhật báo Asheville Citizen Times ngày 8 tháng 7, 2018, về trường hợp may mắn của ông Chea Son.
Ông Chea Son, 68 tuổi, bị mất hai năm 18 tuổi trong cuộc chiến tại Việt Nam. (Asheville Citizen Times)
Lê bước xuyên qua pḥng trị liệu vật lư, ông Chea Son bám chặt vào khung tập đi, nhưng ông cũng đủ tự tin để thỉnh thoảng giơ tay lên vẫy chào, hoặc đưa ngón tay cái lên, miệng tươi cười với kư giả.
Ông gần như b́nh thường mặc dù đang có trên người một phát minh tân kỳ. Đôi chân giả Genium microprocessor công nghệ cao mà ông đang dùng đều có gắn những con chip máy điện toán và những con quay hồi chuyển, có khả năng điều chỉnh theo dáng đi của ông.
Đôi chân giả này không rẻ, có giá lên tới hơn $100,000 Mỹ kim.
Năm nay 68 tuổi, ông Son bị mất cả hai chân ở tuổi 18 khi đang chiến đấu cho Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông vừa mới đến Mỹ trong tháng 12, sau khi nhà cầm quyền Việt Nam cho phép ông được di cư để sống cùng gia đ́nh, và hiện giờ ông sống ở West Asheville.
Ban đầu ông Son dùng chân gỗ, nhưng chúng ṃn lẵng mau chóng sau hai năm. Ông chuyển sang dùng xe lăn, và từ đó viễn tượng được việc đi lại một lần nữa chỉ là một hy vọng mờ nhạt.
Nhưng giờ đây ông đang bước đi quanh pḥng với tốc độ đều đặn, có sẵn các nhân viên ở gần đó nếu ông cần đến họ.
Nữ bác sĩ Anne Hammonds, một chuyên gia trị liệu vật lư của Community Living Center, nói với nhật báo Citizen Times, “Ông ấy biểu lộ rất nhiều về sự linh hoạt, di động, sức mạnh, khả năng tim mạch. Không phải ai cũng đều có được những điều đó. Bị cắt cụt lên quá đầu gối, phí tổn năng lượng cho ông (bước đi) là 100-120 phần trăm nhiều hơn, so với mức mà bạn hoặc tôi cần phải có để đứng dậy và bước vào pḥng tắm. V́ thế đối với ông, nội việc đứng lên cũng là rất khó nhọc, như việc chúng ta phóng chạy thật nhanh vậy.”
Mỗi cái chân giả nặng 10 pound (4.5 kg). Ông Son phải di chuyển đôi chân từ những chuyển động trong phần chân trên c̣n lại, cũng như hông và thân trên.
Bác sĩ Hammonds cho biết, “Đó chắc chắn là một cuộc tập luyện. Ông ấy duy tŕ một lượng sức mạnh và khả năng quá lớn, đến nỗi đứng ngắm ông đi là điều thật tuyệt vời.”
Ruth MacNair, một phụ tá vật lư trị liệu, bắt đầu biết rơ ông Sơn trong sáu tuần cô làm việc với anh ta, đôi khi dành ba giờ một ngày với nhau. Thông qua một dụng cụ thông dịch trực tiếp trên máy điện thoại thông minh của cô, MacNair có thể đặt những câu hỏi cho ông Son, và hướng dẫn ông những điều về việc trị liệu.
Cô MacNair cho biết, “Ông ấy mới 18 tuổi khi toán quân của ông được Mỹ gọi tới trợ giúp trong một trận đánh. Ông là một trong 30 người bị thương. Trong số 30 người đó, ông là người duy nhất có thể đi được. Ông bị mất cả hai chân ở tuổi 18.”
V́ từng phục vụ cho chính nghĩa Hoa Kỳ, ông Son hội đủ điều kiện để được xem như một cựu chiến binh Mỹ, và nhờ đó mà ông được chính phủ Mỹ trang trải chi phí cho đôi chân giả rất tốn kém kia. Ông sống ở North Carolina với vợ, con gái, con rể và hai đứa cháu ngoại. Ông c̣n tám người con ở Việt Nam.
Lúc mới sang Mỹ, ông không bắt đầu với đôi chân có kỹ thuật cao.
Cô MacNair nói, “Trước tiên ông thử dùng đôi chân mập nho nhỏ, để thực sự làm việc với sức mạnh của thân trên và giữ thăng bằng. Ông tập rất khác, và sau đó họ mới cho ông đôi chân công nghệ cao này.”
Trong một lúc được tạm nghỉ trong buổi tập luyện vào cuối tháng Sáu, ông Son ngồi xuống và nghỉ ngơi. Chỉ trong vài giây, ông có thể tháo hai chân ra để cho phép một phóng viên kiểm tra sức nặng của cặp chân giả. Khi được hỏi phần khó nhất trong việc dùng cặp chân mới là ǵ, ông Son lẹ làng trả lời với bản dịch như sau.
Ông Son nói, “Điều khó khăn nhất, điều đầu tiên, là sự đau nhức. Lúc đầu đau lắm, nhưng độ rày đỡ hơn. Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi bước đi bằng cặp chân này.”
Lúc đầu v́ ông tương đối không hoạt động, đôi chân trên c̣n lại bị teo đi, và cặp chân mới đút vào không vừa vặn.
Ông Son cho biết, “Nhưng khi tôi tập luyện, rồi ngày giờ trôi đi trong tháng vừa qua, tôi đă có những bước cải thiện. Ngay lúc này tôi cảm thấy rất thoải mái khi dùng cặp chân này.”
Đôi khi cô MacNair dẫn dắt Son qua cặp nẹp cao giúp hỗ trợ trọng lượng của ông. Mục tiêu sau cùng là ông bước đi được mà không cần dùng khung giúp đi bộ, đầu tiên với cặp nạng và sau đó một cây gậy. Nhưng ngay cả việc đi quanh với khung giúp bước đi bộ cũng là một tiến bộ rất lớn.