Gian lận thi cử là chuyện không phải hiếm, nhưng việc sửa điểm thi THPT quốc gia ở nhiều địa phương đang gióng lên hồi chuông về tính trung thực và những hệ lụy ở VN. Người Việt ở nước ngoài có lời khuyên, Việt Nam nên tổ chức các kỳ thi với tính độc lập cao, cân nhắc sự cần thiết của thi tốt nghiệp trung học và đại học.
Các cán bộ kiểm tra hồ sơ các bài thi tại Hà Giang. Ảnh: Bộ Công An.
“Tôi không bất ngờ về việc sửa điểm kỳ thi phổ thông trung học ở Hà Giang nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác trĩu ḷng”, Trịnh Ngọc Anh, nghiên cứu sinh người Việt tại Đại học Canterbury, New Zealand, chia sẻ với *********.
Hôm 17/7, tổ công tác của Bộ Giáo dục Việt Nam công bố kết quả xác minh chấm thẩm định tất cả các bài thi trắc nghiệm của thí sinh Hà Giang, cho thấy hơn 330 bài thi của 114 thí sinh đă bị sửa để nâng điểm, trong đó có bài thi của con Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang. Tổ công tác của Bộ Giáo dục xác định người trực tiếp can thiệp vào kết quả bài thi là ông Vũ Trọng Lương, 40 tuổi, Phó pḥng Khảo thí và quản lư chất lượng, Sở Giáo dục Hà Giang. Có em tổng điểm các môn được làm tăng lên đến 26,8, thậm chí 29,95 so với chấm thẩm định.
Theo Trịnh Ngọc Anh, một người nghiên cứu về giáo dục, tiêu cực trong thi cử ở Việt Nam phát sinh do đang áp dụng cách đánh giá theo tổng kết, tức là kiểm tra kiểu “đánh cược” như thi tốt nghiệp và đại học như hiện nay.
“Nếu Việt Nam thực hiện cách đánh giá khác về học sinh trong ngành giáo dục là theo quá tŕnh, bỏ thi tốt nghiệp, đại học th́ t́nh h́nh tiêu cực mới có thể cải thiện”, Ngọc Anh gợi ư.
Cô lư giải việc chọn theo quá tŕnh là theo dơi một học sinh trong suốt 12 năm học, thí sinh cần thể hiện được sự tiến bộ của ḿnh trong hồ sơ, không đơn giản là học bạ. Việc đánh giá này cần có một hệ thống để thực hiện. Thi tốt nghiệp cho thấy quan điểm “nặng về điểm chác”, do đó cần loại bỏ và để các trường đại học tuyển sinh theo cách của ḿnh, giống như các doanh nghiệp tuyển dụng có quy tŕnh riêng. Ngọc Anh cũng gợi ư Bộ Giáo dục chỉ nên định hướng và hỗ trợ, tăng quyền hạn cho các trường từ cấp phổ thông đến đại học.
“Bộ trưởng hay thứ trưởng, hiệu trưởng nên được coi là một nghề, thay v́ là một chức vụ, tức là cần có đặc tính thuyên chuyển”, Ngọc Anh nói.
Cũng là nghiên cứu sinh tại New Zealand, Nguyễn Viết Xuân, cho rằng có thể phương pháp tốt nhất giúp hạn chế tiêu cực trong thi cử ở Việt Nam là giao cho các trường đại học quyền tuyển sinh, chấp nhận tốn kém hơn trong tổ chức. Khi đó Bộ Giáo dục, Uỷ ban giáo dục của Quốc hội và Bộ Công an chỉ thực hiện chức năng giám sát.
“Trường đại học nên lập hội đồng tuyển sinh, tổ ra đề và chấm thi chéo ngẫu nhiên giữa các trường cùng khối, chẳng hạn Bách Khoa ra đề cho Giao thông. Có xét tuyển giữa các trường cùng khối thi. Việc chấm điểm thực hiện thủ công như trước đây mới giảm được tiêu cực”, Xuân nói.
Anh cho rằng việc áp dụng công nghệ thông tin là điều tốt nhưng giao quyền tổ chức kỳ thi này về cho các sở giáo dục là “điều tệ hại”.
Đang làm nghiên cứu tại Australia, chị Trần Tuyết, khẳng định các quy tŕnh trong tổ chức thi độc lập là yếu tố giúp ngăn chặn tiêu cực.
“Từ việc coi thi, quét bài thi, chấm thi, đối chiếu ….do các nhân sự khác nhau làm và họ giám sát lẫn nhau th́ khó có thể có gian lận”, chị nói.
Chị cũng nêu vấn đề Việt Nam cần có khảo sát về việc có nên giữ kỳ thi tốt nghiệp trung học hay không. Các câu hỏi cần trả lời là bằng tốt nghiệp trung học có tác dụng ǵ, tỷ lệ đỗ hàng năm là bao nhiêu, nếu đỗ trên 95% th́ tính đến việc bỏ thi tập trung để đỡ tốn kém và tốn công sức. Nếu vẫn cần thiết th́ tổ chức thi trắc nghiệm online.
Về thi đại học, chị Tuyết gợi ư Việt Nam có thể học các nước khác là để các trường tự chủ tài chính, trường nào có xếp hạng cao th́ thu lệ phí cao, người học giỏi sẽ có học bổng. Các học sinh vào học dễ nhưng nếu không theo được th́ sẽ tự bỏ. Ở một số nước tiên tiến, họ không c̣n tổ chức các kỳ thi mang tính “đánh cược” nữa, tức là bỏ thi đại học.
Tiến sĩ Vơ Sỹ Nam, Đại học Chicago, Mỹ, khuyến cáo để tránh việc sửa điểm như ở Hà Giang, Việt Nam có thể lập ở mỗi tỉnh một trung tâm khảo thí độc lập với chính quyền địa phương, có thể trực thuộc Bộ Giáo dục. Việc sử dụng nhân lực của chính quyền sở tại trong thời gian qua, từ các kỳ thi tốt nghiệp cho đến thi hai trong một cho thấy rất khó đảm bảo nghiêm túc.
“Một hoặc vài ba trung tâm khảo thí đó chịu trách nhiệm về thi cử, đánh giá chất lượng. Việc quản lư ở trung ương dù không triệt tiêu hoàn toàn tiêu cực nhưng sẽ đỡ hơn”, anh nói.
Theo anh Nam, Việt Nam có thể tham khảo Mỹ về kỳ thi SAT/ACT, do các tổ chức tư nhân, độc lập với chính phủ và các trường đại học tổ chức. Các tổ chức này hoạt động tương tự như trung tâm khảo thí của Bộ Giáo dục hay sở giáo dục của Việt Nam nhưng làm nhiều việc hơn. Họ đứng ra coi thi, chấm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thi. SAT/ACT cũng được tổ chức thi tại các địa điểm phân tán trên cả nước. Tuy nhiên anh không lạc quan là Việt Nam có thể “trám hết lỗ hổng tiêu cực” v́ nhu cầu bằng mọi giá vào các trường đại học vẫn rất lớn, nhất là các trường hàng đầu.
Đánh giá về việc gộp thi tốt nghiệp và đại học làm một như hiện nay của Việt Nam, Tiến sĩ Nam cho rằng nếu v́ lư do nào đó Bộ Giáo dục vẫn muốn gộp th́ việc này vẫn khả thi, nhưng nên tách thành hai bài thi khác nhau, một dành cho tốt nghiệp, một dành cho việc xét vào đại học.
“Việc thi vào đại học ở Việt Nam có thể vẫn phải tiếp tục trong thời gian tới v́ chưa có phương án tốt hơn thay thế, các tiêu chí tuyển sinh khác chưa đủ chính xác và nghiêm túc. Chỉ cần tổ chức thi cho tốt là được”, anh nói.
VietBF © sưu tập