Một cụ ông giấu tên đă phải chặt tay. Trước đó cụ đă ăn hải sản biển sống, sau 12h cụ thấy sốt cao và đau nhói ở tay. Cụ đă bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt qua vết thương hở ở tay.
Người đàn ông nhiễm vi khuẩn ăn thịt, phải chặt bỏ cánh tay.
Tạp chí y khoa New England nói cụ ông này chỉ đến viện 2 ngày sau đó, với bàn tay bị sưng phồng, tụ máu.
Sau ca phẫu thuật khẩn cấp, các bác sĩ phát hiện cụ ông bị nhiễm một loại vi khuẩn chuyên ăn thịt sống tên Vibrio vulnificus. Vi khuẩn này thường được t́m thấy ở vùng nước ấm và nước lợ.
Nó tồn tại trong cơ thể các loài hải sản, đặc biệt là ṣ sống. Vi khuẩn có thể lây nhiễm trực tiếp qua vết thương hở hoặc vết cắt.
Bác sĩ Karen Wong, người chữa trị cho bệnh nhân ở Bệnh viện Đại học Chonbuk, Joenju, Hàn Quốc nói có nhiều nguyên nhân khiến bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Vi khuẩn ăn thịt có thể tồn tại trong cơ thể các loài hải sản sống.
“Hai con đường lây nhiễm chính là việc ăn hải sải sống, chưa nấu chín hoặc lây nhiễm qua vết thương hở khi ra biển hoặc sông hồ”, Wong nói. “Nếu người bệnh nhiễm HIV, ung thư hay bệnh tiểu đường từ trước th́ cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn ăn thịt”.
Wong nói vi khuẩn Vibrio khiến nơi nhiễm trùng trên da người bệnh phồng rộp lên bởi máu. Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn tăng cao nếu ăn hải sản sống trong mùa hè.
Cụ ông 71 tuổi buộc phải cắt đến cẳng tay trái, 25 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt.
Ước tính 80.000 người ở Mỹ nhiễm vi khuẩn ăn thịt mỗi năm, với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nhưng Vibrio vulnificus là nguy hiểm nhất, với tỷ lệ chết người lên tới 15-30%.
Một người đàn ông 67 tuổi qua đời năm 2016 sau khi bị lẫy nhiễm loại vi khuẩn trên khi đi bơi. Người vợ nói cảnh tượng cuối đời của người đàn ông này “như phim kinh dị”.
Therealrtz © VietBF