Trong lịch sử loài người, có lẽ không có sự kiện nào thảm khốc bằng vụ đánh bom nguyên tử ở Nhật Bản.
Nhậm chức chưa đầy 4 tháng, Tổng thống thứ 33 của Mỹ, Harry Truman đă ra lệnh ném quả bom nguyên xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ đánh bom này đă khiến trên 90.000 người phải thiệt mạng trong đau đớn, quằn quại.
Truman trực tiếp điều hành vụ ném bom trên tuần dương hạm USS Augusta
Cuối tháng 10-2017, tại Mỹ người ta đă phát hành cuốn sách mang tên From THE ACCIDENTAL PRESIDENT: Harry S. Truman and the Four Months that Changed the World (tạm dịch: Harry S. Truman và bốn tháng làm thay đổi thế giới) của tác giả A.J. Baime.
Theo ấn phẩm, từ ngày 6/8/1945, khi quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima, loài người đă phải chứng kiến nỗi sợ hủy diệt kinh hoàng của vũ khí hạt nhân.
Harry Truman trên tuần dương hạm USS Augusta để trực tiếp chỉ đạo ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản.
Trong tất cả các biên niên sử của loài người, không có sự kiện nào tàn khốc nguy hiểm bằng vụ đánh bom nguyên tử nói trên, và không một nhân vật lịch sử nào sánh với Harry Truman được, người đă trực tiếp chỉ huy và ra lệnh cho quân đội sử dụng vũ khí nguy hiểm này để giết hại dân thường và cả người Mỹ, chỉ chưa đầy 4 tháng sau khi nhậm chức tổng thống.
Theo sách đă dẫn, chưa đầy bốn tháng sau khi nhậm chức và ngay sau tham dự Hội nghị Potsdam trở về, Harry Truman đă ra lệnh thực hiện ngay một chương tŕnh bí mật, trực tiếp chỉ huy ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản.
Và theo chính lời Harry Truman thú nhận, đây là sản phẩm của Dự án Manhattan, và đă "thành công ngoiaf mong đợi".
Theo sách đă dẫn, đêm đầu tiên trên biển Truman đă cho phép mọi người tập trung trong cabin của Bộ trưởng Ngoại giao James F. Byrnes để thưởng thức bộ phim Wonder Man, nói về chủ hộp đêm bị bọn côn đồ sát hại, sau nhiều ngày làm việc tại Hội nghị Posdam trở về.
Xem được một đoạn, Truman đă quay về cabin của ḿnh và nghĩ đến một một kế hoạch mới vô cùng quan trọng và bí mật.
Chương tŕnh nhằm chứng minh khả năng sản xuất bom nguyên tử của Mỹ và xa hơn, nó sẽ làm thay đổi thế giới một cách vĩnh viễn.
Trước đó một ngày, Harry Truman đă viết trong nhật kư: “mục tiêu quân sự, binh lính và thủy thủ Nhật Bản là mục tiêu chính của vụ ném bom chứ không phải là phụ nữ và trẻ em”.
Chắc chắn, Harry Truman thừa biết quả bom này là thành quả của công nghệ mới do các nhà khoa học hàng đầu Mỹ chế ra, nhưng nó lại không thể “phân loại” binh lính với dân thường được. Nhưng kệ, Mỹ không thay đổi ư định, bởi mục đích chính là để kết thúc chiến tranh.
Ở Viễn Đông, quân đội Nhật tiếp tục bị thất bại thảm hại, nhất là khi Mỹ huy động pháo đài bay B-29 để ném bom xuống các thành phố lớn như Mito, Fukuyama và Otsu.
Vào ngày 2/8/1945 Truman bắt đầu cuộc hành tŕnh xuyên Đại Tây Dương trên tuần dương hạm Augusta.
Lúc này tướng Curtis LeMay là người đứng đầu bộ tư lệnh mang tên Chiến dịch ném bom số 21 đă hé lộ một cuộc chiến “âm thầm và bí mật”, được tờ New York Times gọi là “cuộc không chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.
Với 900 chiếc B-29 được huy động làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu bằng 6.632 tấn bom thông thường và bom gây cháy. Những trận bom liên tiếp nhấn ch́m nhiều dặm của các thành phố lớn của Nhật Bản, và tệ hơn, phía Nhật không hề có bất kỳ sự chống trả nào.
Khi tuần dương hạm Augusta tiến sâu vào Đại Tây Dương, sự ṭ ṃ của Truman đối với quả bom nguyên tử đầu tiên bắt đầu trỗi dậy.
Cũng trong thời gian này, Pḥng bản đồ (AMR) của Augusta đă giúp Tổng thống liên hệ mọi thông tin cần thiết về Dự án Manhattan.
Các nhân viên của Nhà Trắng liên tục cập nhật thông tin để cung cấp kịp thời cho Tổng thống, đến giờ phút cuối cùng chưa thấy có trục trặc nào xảy ra.
Máy bay B-29 Superfortress của do Boeing sản xuất đang trong tư thế sẵn sàng cất cánh.
Vào lúc 2 giờ chiều vào ngày 5/8, từ trụ sở chính Guam, nam Thái B́nh Dương, Tướng LeMay đă đưa ra quyết định cuối cùng, chọn máy bay 509 để ném quả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày hôm sau, tức ngày 6 tháng 8.
Cũng phải nói thêm rằng, Dự án Manhattan, nơi sản xuất hai trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nhật Bản được Mỹ giữa bí mật tuyệt đối cho đến phút trót.
Ngay cả LeMay cũng chỉ biết nó là bom nguyên tử trước vài giờ khi được thả xuống Nhật.
Một sứ giả đặc biệt đă bay đến tận trụ sở của LeMay ở Guam để thông báo tóm tắt. "Tôi không biết nhiều về quả bom này và cũng không hỏi nhiều về nó.
Vả lại tôi không có nhiệm vụ biết quá sâu về loại bom này, và nó cũng không cần thiết cho tôi.
Nhiệm vụ chính là ném trái bom đầu tiên này xuống Hiroshima theo lệnh của tổng thống”, LeMay nhớ lại. Theo nguồn tin t́nh báo, Hiroshima là “một thành phố quân sự với rất nhiều vũ khí, khí tài quan trọng. Ngoài ra Hiroshima không có trại POW (tù nhân chiến tranh), v́ vậy người Mỹ tin rằng chắc chắn họ sẽ không giết hại dân thường.
Theo t́nh báo Mỹ, LeMay vẫn chưa đánh trúng đích ở Hiroshima, và thực tế nó không phải là thành phố quân sự mà là thành dân sinh đang phát triển thịnh vượng, dân số trên 318.000 người.
Buổi chiều ngày 5 tháng 8, trên đảo Tinian, binh lính Mỹ đă tập kết trái bom nguyên tử đầu tiên mang tên Little Boy (Cậu Nhóc), đưa nó ra khỏi kho chứa.
Hàng chục người đàn ông mặc đồng phục tay xắn cao với nét mặt đăm chiêu thất thần giống như thể đưa người chết vào nhà xác.
Little Boy y chang quả trứng khổng lồ, vỏ thép nhẵn bóng và một cái đuôi nhô ra phía sau để dẫn đường. Một trong những binh lính làm việc tại đảo Tinian ngày hôm đó mô tả Little Boy giống như "một cậu bé phàm ăn béo ph́ hay một cái thùng rác có vây".
Con đẻ của Dự án Manhattan, được sản xuất và thử nghiệm theo một quy tŕnh khá nghiêm ngặt và tuyệt mật. Little Boy sử dụng một cơ chế kích nổ khác hoàn toàn với cơ chế được dùng cho một quả bom nguyên tử khác có tên Trinity, được chế tạo và thử nghiệm thành công khoảng hai tuần trước đó.
Căn cứ không quân Tinian thực sự là một tiền đồn công nghiệp, một biểu tượng của người Mỹ nằm ở phía tây Thái B́nh Dương, cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Một năm trước, toàn bộ đảo nhỏ này là nơi chuyên trồng mía nhưng nay đă được chuyển đổi mục đích thành sân bay quân sự lớn nhất thế giới mà mục đích chính là để ném trái bom Little Boy.
Vào chiều ngày 5/8, bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng, đặc biệt là thang máy thủy lực, công việc lắp Little Boy vào bụng máy bay B-29 Superfortress đă hoàn tất khá mau lẹ.
Cũng chiều hôm đó, phi công Paul W. Tibbets, người trực tiếp lái chiếc máy bay này đă đặt tên cho chiếc B-29 Superfortress là Enola Gay, tên mẹ của Tibbets.
Chắc chắn mẹ Tibbets sẽ không bao giờ nghĩ rằng tên bà đă được dùng để đặt cho một sự kiện lịch sử lớn đến như vậy. Enola Gay sắp trở thành chiếc máy bay quân sự “tử thần” được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử.
Nó là một thành viên trong phi đội bay đặc biệt gồm 7 chiếc B-29, trong đó có ba chiếc dùng để quan sát thời tiết, một mang thiết bị đo lường nổ, một mang camera và quan sát, một chiếc máy bay dự pḥng và một máy bay ném bom chính là Enola Gay.
Cuộc họp cuối cùng cho 7 phi hành đoàn được diễn ra vào lúc nửa đêm. Chưa đầy 48 giờ trước đó, họ mới biết đây là quả bom nguyên tử đầu tiên, sứ mệnh đă đào tạo trong nhiều tháng chính là để ném trái bom này.
Tất cả đă được xem h́nh ảnh mục tiêu từ trên không, Hiroshima là mục tiêu chính, thứ hai là Kokura và Nagasaki là mục tiêu dự bị. Tất cả đă được xem chi tiết về vụ ném bom Trinity, đang xem th́ máy quay phim bị sự cố nên hiệu ứng h́nh ảnh của quả bom vẫn là một bí ẩn đối với phi hành đoàn, song mọi người cũng mường tượng thấy rằng họ được đào tạo để thực thi một nhiệm vụ đặc biệt.
"Nó giống như một giấc mơ kỳ lạ", một thành viên phi hành đoàn nhớ lại. Trong cuộc họp cuối cùng này, các thành c̣n được trang bị cặp kính đen để bảo vệ mắt khi bom phát nổ, mà được báo trước, giống như ánh sáng chói ḷa phát ra từ một nguồn sáng cực lớn.
Vào ngày 5/8 tức Chủ nhật, ở xa hàng ngàn dặm trên tàu Augusta, Tổng thống Truman có có cuộc hội kiến chớp nhoáng với Ngoại trưởng Byrnes và thuyền trưởng của Augusta, James Foskett, cả ba cầu nguyện trước Chúa.
Trong khi đó vào lúc 2:27 giờ sáng trên đảo Tinian, phi công Tibbets cũng đă cho khởi động bốn động cơ Wright của chiếc B-29 Enola Gay, và đưa vào đường băng mang mă số Dimples 82. Sau khi vào đường ray và nhận lệnh, đúng lúc 2:45 sáng, bánh xe của máy bay B-29 Enola Gay khởi hành rời khỏi mặt đất.
Vào thời điểm Tổng thống Truman ăn tối lúc 6 giờ ngày 5/8, chiếc B-29 Enola Gay cùng hai máy bay hộ tống khác đă có mặt tại đảo Iwo Jima ở độ cao 2.835 mét.
Lúc 7:30 sáng, khi mặt trở mới xuất hiện trên biển nam Thái B́nh Dương, William Sterling Parsons, chuyên gia cắt bom, người từng làm việc tại Los Alamos, đang có mặt trên chiếc Enola Gay đă kiểm tra trái bom Little Boy lần cuối trước khi ném xướng Hiroshima.
Lúc này Enola Gay đă tăng độ cao lên tới 9.500 m, đội bay bắt đầu mặc trang phục pḥng hộ nặng nề, Tibbets c̣n nhắc mọi người đeo kính đen để bảo vệ mắt.
Lúc 8 giờ tối ngày 5/8 trên tàu Augusta, tổng thống cùng nội các bắt đầu xem bộ phim The Thin Man Goes Home (Người đàn ông về nhà), với sự tham gia của William Powell và Myrna Loy.
Một lần nữa, Tổng thống Truman lại bỏ dở phim về cabin riêng và cầu nguyện một ḿnh. Đúng lúc bộ phim được khởi chiếu, mục tiêu của Little Boy đă được phát hiện.
Rạng sáng ngày 6-8 chuyên gia cắt bom của Enola Gay, Thomas Ferebee thét lên, “chúng ta đă tiếp cận mục tiêu”.
Lúc này B-29 Enola Gay đang bay tốc độ 328 dặm (528km)/giờ ở chế độ bay tự động, độ cao 9.500m. Hiroshima nằm ngay bên dưới. Phi công Robert Lewis là người đảm nhận ghi chép nhật kư hành tŕnh cho hay, ngồi trên máy bay có thể nh́n thấy Hiroshima bên dưới một cách khá rơ.
Thomas Ferebee chính thức cắt bom. “Trong giây phút tiếp theo không ai biết điều ǵ sẽ xảy ra”, Lewis ghi trong nhật kư.
Đại tá Tibbets nhớ lại: “Sau khi ném bom, tôi đưa B-29 Enola Gay trở về vị trí cũ và kéo kính bảo vệ mắt xuống. Tôi không thể nh́n xuyên qua nhiều lớp kính. Giống như người mù, tôi ngă xuống sàn, sau khi nghe thấy một tiếng nổ khủng khiếp kèm theo ánh sáng chói ḷa, rực rỡ phía dưới, áp lực của bom làm mọi người trên máy bay siêu vẹo”.
Do bị tác động lực mạnh nên khi Lewis ghi nhật kư, chữ của viên phi công này cũng nguệch ngoạc và khó đọc, kể cả câu cảm thán đơn giản “Chúa ơi, chúng ta đă làm ǵ?”.
Sau 45 phút bom nổ (8 giờ 15, giờ Hiroshima, sáng ngày 6-8) từ một thành phố nhộn nhịp, Hiroshima đă biến thành một băi vùng đất tử thần chết chóc.
Những người sống sót c̣n nhớ như in ánh sáng đầu tiên ngay sau khi bom kích nổ, kèm theo âm thanh chói tai mà người ta chưa hề nghe thấy bao giờ.
“Chúng tôi nghe thấy một tiếng động lớn dạng khủng khiếp. Và các ṭa nhà bắt đầu bay ṿng quanh, su đó, mọi thứ bắt đầu rơi xuống rào rào giống như mưa. Tôi đoán đó là một trận mưa đen, người Mỹ dùng nó để tra tấn chúng tôi đến chết. Mọi người tiếp tục chạy, phía sau là ngọn lửa đang đuổi theo”, Tomiko Morimoto, lúc đó 13 tuổi đă nhớ lại.
Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với lượng nổ 13 kiloton, ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người.
Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ.
Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật, không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong vụ ném bom này.
Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Theo báo cáo, chỉ có một người duy nhất tên là Goichi Oshima nằm trong bán kính 100 yards (92m) trên mặt đất Hiroshima c̣n sống sót sau vụ nổ.
Mười năm sau, Goichi Oshima đă mô tả những ǵ chứng kiến như sau: “Một tia chớp đột ngột, một vụ nổ kinh hoàng, rồi mọi thứ trở nên đen xịt, mọi thứ trở nên chết chóc trong giây lát”.
Trên chiến hạm Augusta, Truman chỉ ngủ được khoảng một hoặc hai giờ sau khi bom nổ. Vào lúc 1 giờ sáng (tức ngày 6 tháng 8), chiến hạm Augusta đă đi vào một múi giờ mới ở Đại Tây Dương.
Sau bữa sáng, Truman thư giăn trên boong tàu và lắng nghe ban nhạc của tàu chơi một bản ḥa nhạc mới mà không hề hay biết hàng ngh́n người vô tội ở thanh phố Hiroshima, Nhật Bản đang phải vật lộn với cái sống cái chết trong đau đớn quằn quại.
Khoảng 16 giờ sau khi Hiroshima bị hủy diệt, Frank Graham, hạm đội trưởng hải quân làm việc tại Pḥng bản đồ AMR vội vă trao cho Truman một thông điệp, trong đó ghi:
“Qua quan sát trực quan cho thấy thành phố Hiroshima bị ném bom với mức 1/10 so với kế hoạch đề ra. Không thấy có phản ứng của đối phương, kể cả phản lực pḥng không.
Về mặt kỹ thuật, cắt bom thành công ở mọi phương diện. Hiệu ứng lớn hơn bất kỳ thử nghiệm nào từng thực hiện trước đó, c̣n trên máy bay mọi việc diễn ra b́nh thường".
Truman nhảy cẫng lên v́ sung sướng và bắt tay với người đưa tin. “Thuyền trưởng, đây là điều vĩ đại nhất trong lịch sử chúng ta, đưa nó cho Bộ trưởng Ngoại giao giúp tôi”, Truman nói trong vẻ mặt hoan hỉ và măn nguyện.
Vài phút sau, Graham trở lại với một bản tin khác, cái này từ Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson ở Washington.
Báo cáo từ Bộ trưởng Chiến tranh viết: “Quả bom rơi xuống Hiroshima ngày 5 tháng 8 lúc 7:15 chiều (giờ Washington). Các báo cáo đầu tiên cho thấy kết quả thành công ngoài mong đợi”.
Cầm hai lá thư trong tay, Truman quay sang Byrnes và hét lớn: “Đă đến lúc chúng ta về nhà!” rồi ra hiệu cho đám đông im lặng và đề nghị nâng ly.
Căn pḥng trên tàu trở nên sôi động huyên náo, khiến sự phấn khích trở nên cực độ. Trong một giọng nói đầy tự hào và măn nguyện, Truman hổn hển: "Chúng ta vừa thả một quả bom xuống Nhật Bản có sức công phá mạnh hơn 20.000 tấn TNT. Đây là một thành công to lớn của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Ngay lập tức, các nguồn tin tức ở Mỹ và Anh bắt đều đăng tin về vụ nổ. Kết quả, hệ thống đường sắt trong và xung quanh Hiroshima đă bị phá hủy hoàn toàn, số người chết hiện đang được điều tra.
Về phần ḿnh, Harry Truman và các thành viên nội các đang nhâm nhi hương vị chiến thắng và cho rằng sự kiện nói trên không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới về sự hiểu biết của nhân loại về sức mạnh của quân đội Mỹ mà c̣n cho mọi người thấy khả năng tự hủy diệt của nhân loại.
"Tôi sẽ xem xét thêm, và đưa ra các khuyến nghị trước Quốc hội để bổ sung thêm quyền lực cho vũ khí nguyên tử trong việc duy tŕ ḥa b́nh thế giới", Harry Truman đắc thắng nói với nội các thân tín trên đường trở về từ Hội nghị Posdam.
Theo Bách khoa thư mở bản Anh văn (EWWO) Harry Truman là tổng thống thứ 33 của nước Mỹ, đảng viên đảng Dân chủ, được dư luận chú ư bởi những sự kiện trọng đại diễn ra trong thế kỷ 20, Thế chiến II, vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản và những thách thức mới của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Truman sinh ngày 8 tháng 5 năm 1884 tại Lamar, Missouri, từng gia nhập quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ nhất.
Đầu thập niên 20 ông được bổ nhiệm làm thẩm phán cấp huyện hoạt động chính trị của đảng Dân chủ tại Missouri, được bầu vào thượng viện năm 1934 và tái đắc cử năm 1940.
Năm 1944, Franklin Roosevelt chỉ định Truman làm phó tổng thống. Tháng 4/1945, khi Thế chiến thứ hai sắp kết thúc, Roosevelt qua đời và Truman trở thành tổng thống. Nhiệm kỳ tổng thống của Truman có nhiều sự kiện xảy cả đối nội lẫn đối ngoại.
Như chiến thắng Đức quốc xă, vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, sự đầu hàng của phát xít Nhật và sự kết thúc Thế chiến II, sự ra đời của Liên Hiệp Quốc, kế hoạch Marshall để tái thiết lại châu Âu, học thuyết Truman kiểm soát chủ nghĩa cộng sản, sự bắt đầu của Chiến tranh Lạnh, sự thành lập của khối NATO và Chiến tranh Triều Tiên.
Trong sự kiện cuối cùng nàyTruman đă chỉ đạo Mỹ can thiệp quân sự vào Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 khiến hàng ngh́n lính Mỹ bị thiệt mạng và mất tích, khiến Truman mất tín nhiệm, khiến Đảng Dân thất sủng theo, kết thúc 2 thiên niên kỳ thống trị của đảng này.
Năm 1952 sau khi rới khỏi chính trường Truman về sống tại quê nhà tại Kansas, qua đời vào ngày 26/12/1972.
VietBF © Sưu tầm