Các máy bay thời chiến tranh Việt Nam được Mỹ đưa sang dạng nguyên chiến. Chỉ có trực thăng CH-54 là được đưa sang Việt Nam lắp ráp.
Phần cabin điều khiển của trực thăng CH-54 Tarhe được tháo rời khỏi thân
CH-54 Tarhe là sản phẩm của tập đoàn máy bay Sikorsky, cất cánh lần đầu tháng 5/1962. Nó ra đời nhằm vận chuyển cơ động các loại hàng hóa quá khổ tới những khu vực khó tiếp cận mà những mẫu trực thăng bình thường không thể thực hiện.
Chiếc trực thăng này có chiều dài 26,97 m; chiều cao 7,75 m; đường kính cánh quạt đạt 21,95 m; nó có khả năng cất cánh tối đa với tải trọng 21.000 kg. Tổng cộng 105 chiếc CH-54 đã được chế tạo, chúng phục vụ tới năm 1991 thì bị loại biên.
Thiết kế đơn giản với khoang bụng tách rời giúp CH-54 Tarhe hoạt động linh hoạt. Hệ thống giá treo cho phép máy bay di chuyển những chiếc trực thăng khác hoặc xe bọc thép.
Phần động cơ của trực thăng CH-54 Tarhe được đưa ra khỏi máy bay vận tải C-130
Một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù có thiết kế lạ thường và trông có vẻ hơi "chênh vênh", thiếu chắc chắn thế nhưng trực thăng CH-54 lại có độ ổn định rất cao, có thể dễ dàng lắp ráp trong điều kiện dã chiến.
Khác với nhiều máy bay trực thăng khác được Mỹ đưa tới Việt Nam theo dạng nguyên khối hoặc cùng lắm thì gỡ bỏ cánh quạt và đưa lên tàu biến, chiếc CH-54 đủ khả năng không vận bằng máy bay tới thực địa rồi lắp ráp tại chỗ.
Những hình ảnh trong bài viết ghi lại quá trình lắp ráp một chiếc trực thăng vận tải CH-54 Tarhe tại thời điểm tháng 4/1967 ở một căn cứ Mỹ nằm trên đất Nha Trang, máy bay được tháo rời phần cabin, cánh quạt và động cơ với nhau.
Sự đơn giản của việc lắp ráp trực thăng CH-54 Tarhe được cho là khó có một loại máy bay lên thẳng nào khác có thể vượt qua, khi chỉ cần ghép 3 bộ phận cabin điều khiển, động cơ và cánh quạt vào là có thể hoạt động.
Lắp ghép các thành phần tháo rời của trực thăng CH-54 Tarhe
Sự đơn giản đến khó tin của thao tác lắp ráp trực thăng CH-54 Tarhe còn thể hiện ở chỗ đội ngũ tiến hành công việc là các quân nhân kỹ thuật bình thường với các dụng cụ chỉ ở "trên mức phổ thông" một chút.
Therealrtz © VietBF