Vietbf.com - Sau một thời gian “mất tích” cựu cố vấn gốc Việt của cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico bất ngờ ra một bản tuyên bố (bằng văn bản), trong đó ông Lê Hồng Quang bác bỏ tất cả các cáo buộc và đe dọa kiện báo chí truyền thông Slovakia và Đức, và ông không có dính dáng tới vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhưng cho đến giờ phút này ông Lê Hồng Quang vẫn chưa xuất hiện, không biết ông đang ở đâu?
Ông Lê Hồng Quang trong một sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia tổ chức hồi 2017
Ông Lê Hồng Quang, người từng giữ chức đại biện lâm thời tại Việt Nam, nói trong tuyên bố ra hôm 16/8 rằng ông "không tham gia vào việc chuẩn bị, tổ chức, hay vận chuyển công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam", đồng thời tuyên bố ông "không biết thông tin ǵ về ông này", truyền thông Slovakia đưa tin.
"Tôi thấy rằng dường như việc tôi bị h́nh sự hóa là do tôi, cũng giống như hàng ngàn người thuộc cộng đồng thiểu số mà tôi thuộc về, là người Việt," trang webnoviny.sk trích dẫn tuyên bố của ông Lê Hồng Quang.
"Ngoài nguồn gốc và sắc tộc của tôi ra th́ không có lư do nào khác khiến cho việc tôi tham gia chuẩn bị cho cuộc họp giữa phái đoàn Việt Nam và Slovakia lại dẫn tới những cáo buộc rộng khắp rằng tôi có tham gia và thậm chí đóng vai tṛ chủ chốt trong việc tổ chức vụ việc."
Ông nhấn mạnh rằng ông không hài ḷng với những cách nh́n nhận tiêu cực, một chiều và những tác động tiêu cực của vụ việc đối với các cơ hội phát triển quan hệ kinh tế của Slovakia tại Việt Nam.
"Tuy nhiên, tôi sẵn sàng hợp tác đầy đủ với giới chức, đặc biệt là với các cơ quan thực thi pháp luật," ông nói.
Chuyến bay từ Slovakia
Trước đó, truyền thông Slovakia nói rằng ông Quang là người có thể cung cấp thêm thông tin về vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" nhưng đă giữ im lặng suốt từ tháng Sáu, trong lúc Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia chỉ trả lời rất ngắn gọn các câu hỏi của Bộ Ngoại giao nước chủ nhà.
Ông Lê Hồng Quang được truyền thông nhắc tới chủ yếu bởi ông được coi là cầu nối giữa chính phủ hai nước Slovakia và Việt Nam, trang webnoviny.sk nói.
Ông thường có mặt trong các cuộc gặp cao cấp giữa giới chức Việt Nam và Slovakia.
Ông Lê Hồng Quang (thứ 5 từ phải sang) có mặt trong lễ kư kết giữa Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák về hợp tác đấu tranh pḥng, chống tội phạm, tại Bratislava hồi 3/2018
Báo chí Slovakia nói trong suốt một thời gian dài người ta không rơ ông Lê Hồng Quang ở đâu.
Ông Robert Fico, người từ chức khỏi vị trí thủ tướng hồi trung tuần tháng Ba, đă không phản hồi trước câu hỏi ông có c̣n giữ liên hệ với ông Quang hay không, và có biết ông Quang ở đâu hay không, trang spectator tường thuật hôm 9/8/2018.
Cho đến tận gần đây, ông Lê Hồng Quang vẫn là đại biện lâm thời của Slovakia tại Việt Nam. Ông Quang, hiện mang quốc tịch Slovakia, từng là cố vấn của thủ tướng từ 2015, dưới thời ông Robert Fico, chuyên về lĩnh vực ngoại thương.
Do vụ Trịnh Xuân Thanh, hồi đầu tháng Sáu ông Quang được triệu hồi về nước để tham vấn với Bộ Ngoại giao Slovakia, và từ đó chưa được cử quay lại Việt Nam, theo trang spectator.
Hồi đầu tháng Tám, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức ra bài tường thuật theo đó nói các nhà điều tra Đức không c̣n nghi ngờ ǵ về việc ḷng hiếu khách của chính phủ Slovakia đă bị lợi dụng trong vụ bức hại ông Trịnh Xuân Thanh.
Đức nói rằng ông Thanh đă bị bắt cóc và bị đưa từ Đức về Việt Nam trong mùa hè năm ngoái.
Ṭa án Đức mới đây vừa kết thúc phiên ṭa xử nghi phạm 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' với mức án tù 3 năm 10 tháng cho bị cáo duy nhất, N H Long mang song tịch Czech và Việt Nam.
Giới chức Đức cũng nêu tên nhiều người, trong đó có một số quan chức cao cấp của Việt Nam, như những đối tượng có tham gia vụ việc mà Berlin coi là rất nghiêm trọng, xảy ra trên lănh thổ Đức.
Sang Đức từ 7/2016, ông Trịnh Xuân Thanh đă nộp đơn xin tỵ nạn chính trị.
Ông Trịnh Xuân Thanh hồi đầu 8/2017 xuất hiện trên kênh truyền h́nh quốc gia VTV nói ông 'tự nguyện về Việt Nam để đầu thú'
Tuy nhiên, đầu 8/2017, ông xuất hiện trên truyền h́nh Việt Nam và nói ông đă tự nguyện về nước để "đầu thú". Sau đó, ông bị đưa ra ṭa trong hai vụ án riêng rẽ, và bị hai án tù chung thân.
Báo Frankfurter Allgemeine Zeitung tường thuật rằng chiếc xe có gắn định vị vệ tinh có tham gia vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" đă đỗ tại khách sạn Börk Hotel ở Bratislava, thủ đô của Slovakia, vài ngày sau khi ông Thanh được cho là bị bắt cóc giữa ban ngày tại Berlin.
Thời điểm đỗ xe trùng thời gian các quan chức an ninh cao cấp Slovakia và Việt Nam có mặt tại cùng khách sạn này, theo báo Đức
Phía chủ nhà đă cho phái đoàn Việt Nam mượn một chuyến chuyên cơ đặc biệt để đi từ Prague tới Bratislava dự họp, sau đó từ Bratislava đi tiếp tới Moscow.
Ông Quang được cho là đă có mặt trên chuyến bay trên, theo trang spectator.
Ông Lê Hồng Quang tới Slovakia từ thời cộng sản, theo học ngành kỹ sư dân dụng và đă lấy bằng thạc sỹ.
Ông nhập tịch Slovakia vào năm 2001.