Đó là việc Ukraine giúp Trung Quốc sản xuất động cơ máy bay. Trong khi đó Ukraine lại tiếp nhận viện trợ từ Mỹ. Các cựu quan chức Mỹ coi đó là một hành động "đâm sau lưng" Mỹ. Mỹ sẽ gây sức ép để Ukraine giảm hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc.
Máy bay huấn luyện cao cấp JL-10 Trung Quốc lệ thuộc vào nguồn cung động cơ AI-222-25 của Ukraine. Ảnh: Sina.
Trang tin Sina Trung Quốc ngày 22/8 cho hay một đoàn bay của Đại học hàng không hải quân Trung Quốc vừa công khai máy bay huấn luyện cao cấp phản lực JL-10 mới tiếp nhận. Điều này gây chú ư cho dư luận.
Việc biên chế hàng loạt máy bay JL-10 cho thấy tính năng của loại máy bay này đă đạt được chỉ tiêu kỹ chiến thuật của hải, không quân Trung Quốc, trong tương lai sẽ trở thành phương tiện quan trọng để hải, không quân Trung Quốc tiến hành đào tạo phi công cho máy bay chiến đấu và máy bay hải quân.
Việc máy bay huấn luyện cao cấp JL-10 ngày càng hoàn thiện và có được đơn đặt hàng quốc tế đă khiến cho báo chí Mỹ cảm thấy không vui.
Tờ Thời báo Washington Mỹ dẫn lời cựu quan chức Mỹ đă phê phán mạnh mẽ đối với hành vi cung ứng động cơ phản lực (AI-222-25) cho máy bay JL-10 Trung Quốc của nhà chế tạo động cơ hàng không Ukraine.
Cựu cố vấn Mỹ William Triplett cho rằng Ukraine đang giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề sản xuất động cơ phản lực quân dụng, nhưng đồng thời Ukraine c̣n đang tiếp nhận viện trợ kinh tế và kỹ thuật quân sự của Mỹ, đây là loại hành vi "đâm sau lưng Mỹ".
Động cơ phản lực AI-222-25 của Ukraine. Ảnh: Sina.
Ngoài William Triplett, chuyên gia Rick Fisher từ Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế Mỹ (International Strategy and Assessment Center) cũng đă lên án hành vi của Ukraine, cho rằng cần thiết gây sức ép với Ukraine, ngăn chặn Ukraine tiếp tục cung cấp sản phẩm và công nghệ sản xuất động cơ hàng không cho Trung Quốc.
Những năm gần đây, Mỹ đă tiến hành viện trợ rất nhiều trang bị và công nghệ quân sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, máy bay không người lái quân dụng...
Từ đầu năm 2018 đến nay, không quân Mỹ c̣n điều máy bay tiếp dầu, máy bay chiến đấu bay đến Ukraine tham gia diễn tập, trợ giúp không quân Ukraine nâng cao khả năng chiến đấu.
Mỹ cho rằng tiến hành viện trợ quân sự cho Ukraine là do "hai bên t́nh nguyện", Mỹ có mục đích của họ, quân đội Ukraine có nhu cầu riêng. Đây là một cuộc trao đổi lợi ích giữa hai nước. Nhưng nếu như gắn việc viện trợ ở cấp quốc gia này với hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước th́ không c̣n ǵ để nói - Sina bày tỏ quan điểm.
Tờ Thời báo Washington chỉ ra, đối tượng bị lên án là MotorSich - nhà chế tạo động cơ hàng không lớn nhất Ukraine. Nhưng MotorSich là một doanh nghiệp tư nhân, hoàn toàn không phải là doanh nghiệp nhà nước.
Máy bay huấn luyện cao cấp JL-10 Trung Quốc. Ảnh: Sohu.
Là doanh nghiệp tư nhân, MotorSich có quyền căn cứ vào nhu cầu thương mại, tiến hành hợp tác với doanh nghiệp và khách hàng của bất cứ nước nào.
Trước đây, MotorSich cũng làm như vậy, chẳng hạn cung ứng động cơ phản lực AI-222-25 cho Tập đoàn công nghiệp máy bay Hồng Đô, Trung Quốc, đồng thời đạt được thỏa thuận hợp tác với Công ty động lực Thiên Kiêu Trung Quốc.
Sina Trung Quốc cho rằng đây là hành vi hợp tác thương mại quốc tế thông thường, không phải là hành vi nhà nước. Mỹ không có quyền tiến hành chỉ trích đối với các hành vi thương mại b́nh thường của doanh nghiệp tư nhân nước khác.
Trên thực tế, trước đây, Mỹ đă gây sức ép để Ukraine chấm dứt vấn để chuyển nhượng cổ phần giữa MotorSich và Công ty động lực Thiên Kiêu. Năm 2017 có tin cho biết Công ty MotorSich đă chuyển nhượng 48,8% cổ phần cho Công ty động lực Thiên Kiêu, Trùng Khánh, Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch xây dựng nhà máy ở Trùng Khánh, đầu tư sản xuất nhiều loại động cơ hàng không như động cơ phản lực D-18T, động cơ phản lực AI-222-25.
Sau khi biết được tin này, phía Mỹ đă gây sức ép với Ukraine. Sau đó, nhân viên an ninh Ukraine đă đến Công ty MotorSich, làm cho hợp tác kỹ thuật hàng không b́nh thường giữa Trung Quốc - Ukraine bị ảnh hưởng tương đối lớn - Sina Trung Quốc kết luận.
Máy bay huấn luyện cao cấp JL-10 hay c̣n gọi là L-15 của Trung Quốc.