Hôm qua 24/8, ông Scott Morrison chính thức trở thành tân thủ tướng thứ 30 của Australia. Ông Morrison chắc chắn sẽ không mang đến nhiều sự thay đổi cho mối quan hệ quan trọng, nhưng cũng thường xuyên căng thẳng, với Trung Quốc.
Tân Thủ tướng Scott Morrison và người tiền nhiệm Malcolm Turnbull (Ảnh: EPA)
Trước khi xảy ra một tuần “sóng gió” trong chính trường Australia dẫn tới việc cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull bị mất tín nhiệm trong đảng Tự do cầm quyền và ông Scott Morrison được bầu làm thủ tướng mới, ông Morrison vẫn chưa thể hiện rơ tầm nh́n của ông về chính sách đối nội và đối ngoại của Australia.
Trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là thủ tướng đắc cử vào tối 24/8, ông Morrison các vấn đề như việc làm, nhập cư và thống nhất đảng sẽ là những ưu tiên hàng đầu của ông trong nhiệm kỳ sắp tới. Trong khi đó, ông không đề cập tới chính sách đối ngoại của Australia khi ông nhận nhiệm vụ mới.
Tuy vậy, những ǵ ông Morrison từng làm khi c̣n giữ chức bộ trưởng Bộ Ngân khố Australia cũng như việc ông từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của cựu Thủ tướng Turnbull đă cho thấy phần nào cách tân thủ tướng Australia sẽ xử lư các quan hệ đối ngoại, trong đó có chính sách với Trung Quốc.
Chính sách với Trung Quốc
Ông Morrison phát biểu tại một cuộc họp (Ảnh: AFP)
Dưới thời cựu Thủ tướng Turnbull, ông Morrison là thành viên chủ chốt của chính quyền Australia trong việc đề xuất các đạo luật mới nhằm chống lại sự can thiệp của nước ngoài hồi đầu năm nay. Đạo luật này từng khiến mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Trong quyền hạn của một bộ trưởng, ông Morrison, chính trị gia theo khuynh hướng bảo thủ trong đảng cầm quyền, vừa ủng hộ việc thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh hơn với Trung Quốc, vừa ngăn chặn các khoản đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh quốc gia và bảo hộ công nghiệp.
Mới đây, khi đang tạm nắm giữ chức vụ quyền bộ trưởng Nội vụ Australia, ông Morrison ngày 23/8 đă ngầm tuyên bố công ty viễn thông Huawei, “gă khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc, sẽ bị cấm tham gia vào dự án mạng lưới 5G của Australia. Mặc dù không đề cập cụ thể tới tên của Huawei, song ông Morrison đă đề cập tới nguy cơ các doanh nghiệp "có khả năng trở thành đối tượng chịu sự chỉ đạo của chính phủ nước ngoài và xung đột với luật pháp Australia”.
Theo chính quyền Australia, việc sử dụng các thiết bị từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có thể sẽ tạo lỗ hổng trong mạng lưới viễn thông quốc gia, từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động xâm nhập hoặc can thiệp trái phép. Không chỉ Australia, Mỹ cũng từng lo ngại về việc các trang thiết bị do Huawei cung cấp có thể trở thành công cụ cho hoạt động gián điệp.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức chỉ trích động thái của chính quyền Australia, mô tả đây là bằng chứng cho thấy sự can thiệp của chính quyền Australia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Bắc Kinh thậm chí hối thúc Canberra nên “nh́n vào bức tranh toàn cảnh của hợp tác thương mại và kinh tế song phương”.
Năm 2016, khi c̣n làm lănh đạo Bộ Ngân khố, ông Morrison từng ngăn chặn Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc và Công ty hạ tầng Cheung Kong (CKI) của Hong Kong mua cổ phần kiểm soát trong Ausgrid, mạng lưới phân phối điện của bang New South Wales và là mạng lưới lớn nhất tại Australia. Ông Morrison đă viện dẫn những lư do liên quan tới an ninh quốc gia của Australia.
Năm 2017, ông Morrison đă đề xuất các quy tắc mới buộc các chủ sở hữu bất động sản nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, phải trả phí nếu nhà của họ tại Australia bị bỏ không từ nửa năm trở lên. Chính sách này của ông Morrison được đưa ra nhằm mở rộng thị trường cho thuê nhà tại Australia.
Hợp tác với Trung Quốc
Người Trung Quốc tại Australia treo cờ và băng rôn chào đón chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc tới Australia (Ảnh: Shutterstock)
Trong khi cảnh giác với Trung Quốc trong một số vấn đề, ông Morrison vẫn chỉ trích chủ nghĩa dân túy về kinh tế và kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất của Australia ở thời điểm hiện tại.
Trong bài phát biểu trước Viện Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở tại Sydney hồi năm 2016, ông Morrison từng cảnh báo về “mối de dọa lớn” khi những người theo chủ nghĩa dân túy yêu cầu hạn chế nhập cư, đầu tư nước ngoài và tự do thương mại tại Australia. Ông cho rằng những lo ngại về việc người Trung Quốc đang sở hữu những dải đất nông nghiệp rộng lớn tại Australia đă bị thổi phồng.
Trả lời tạp chí Australian Financial Review hồi đầu năm, ông Morrison nhận định cả hai nước trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nên thể hiện “sự đồng cảm chung” để tránh leo thang căng thẳng và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Trong tháng này, cựu bộ trưởng Morrison cũng có bài phát biểu đề cập tới mối liên kết kinh tế tiềm năng giữa Trung Quốc và Australia.
“Khi tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc tiếp tục giàu lên, chúng ta có thể tận dụng những cơ hội này để thúc đẩy tăng trưởng về xuất khẩu dịch vụ và tạo thêm việc làm trong những năm tới”, ông Morrison nhận định.
Khi c̣n là bộ trưởng Bộ Ngân khố, ông Morrison từng nhiều lần tới thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Morrison đă gặp những người đồng cấp Trung Quốc tại Đối thoại Kinh tế Chiến lược ở Bắc Kinh để thảo luận cách thức tăng cường hợp tác kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă gửi lời chúc mừng tới tân Thủ tướng Morrison và khẳng định chính sách của Bắc Kinh về mối quan hệ với Australia luôn “nhất quán và rơ ràng”.
Mặc dù Trung Quốc không b́nh luận về những lùm xùm xảy ra tại chính trường Australia dẫn tới sự ra đi của ông Malcolm Turnbull, song việc ông Morrison lên làm thủ tướng được cho là có lợi hơn cho Bắc Kinh so với cựu bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton - đối thủ của ông Morrison trong cuộc bỏ phiếu hôm 24/8.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả ông Duttton như bản sao của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nếu ông Dutton đắc cử, chính phủ do ông lănh đạo có thể đặt ra những thách thức mới cho mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc v́ ông là người có lập trường bảo thủ hơn.
VietBF © sưu tầm