Chưa bao giờ cuộc chạy đua vũ trang lại mạnh như hiện nay. Gần như nước nào cũng phòng thủ riêng cho mình nhiều loại vũ khí để dương oai sức mạnh quân sự của mình. Vừa qua báo Trung Quốc "khủng bố: Không phải Nga, Mỹ mới xứng là đối thủ hải quân của PLA.
Mặc dù trong thời gian gần đây, Nga phát triển mạnh lực lượng hải quân, hình thành cụm chiến hạm tấn công mang tên lửa hành trình có điều khiển chống khủng bố ở Địa Trung Hải, nhưng lực lượng Hải quân Nga thực sự chỉ có giới hạn ven biển chứ không phát triển mạnh như hải quân Mỹ và Trung Quốc.
Máy bay cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh minh họa TopWar.
Do nguyên tắc hợp lý và tiết kiệm (so với các cường quốc khác trên đại dương) ngân sách quân sự, Nga chỉ tập trung vào sứ mệnh xây dựng và hiện đại hóa các khu trục hạm tên lửa và các tàu ngầm nguyên tử tấn công mang tên lửa hành trình.
Trong những năm gần đây, Hải quân Nga đã bổ sung một số lượng lớn các tàu khu trục hạm tên lửa hành trình, những chiến hạm nổi không quá đắt, nhỏ, trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất, có khả năng hải trình tốt và các tàu tuần biển mang tên lửa nhỏ.
Khu trục hạm mang tên lửa của Hải quân Nga. Ảnh TopWar
Tất nhiên, với những thành tựu đạt được, hải quân Nga có thể thể hiện được sức mạnh tấn công, bảo vệ các vùng nước ven đại dương, bảo vệ vành đai lục địa rộng lớn của mình. Tuy nhiên để thống trị các đại dương, lực lượng Hải quân Nga còn kém rất xa so với Trung Quốc, chứ không so sánh với Mỹ.
Trung Quốc đang thực hiện một học thuyết quân sự hải quân khác hẳn, dựa vào những lợi ích địa chính trị và kinh tế, sẵn sàng cho những cuộc xung đột khu vực đang thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” của chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc hướng tới việc trở thành một cường quốc hải quân với một hạm đội quân sự hùng mạnh đủ khả năng kiểm soát các khu vực biển quan trọng bao gồm các khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông và vươn tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đến giai đoạn này, nền công nghiệp hải quân Trung Quốc đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh, lấy mũi nhọn là sứ mệnh đóng những hàng không mẫu hạm trong tương lai gần. Sứ mệnh phát triển các tàu sân bay và huấn luyện lực lượng thủy thủ đoàn, phi công Hải quân chiếm một vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển của quân đội Trung Quốc.
Tờ báo mạng Trung Quốc, chuyên sâu về vấn đề công nghệ Jinri toutiao đăng tải khoe rằng các phi công của lực lượng không quân hải quân Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn đã nắm vững kỹ năng hạ cánh và cất cánh từ boong tàu sân bay. Các chuyên gia Mỹ cho rằng phải cần cả 100 năm để có được kỹ năng hạ cánh trên tàu sân bay ban đêm, nhưng các phi công Trung Quốc chỉ cần 6 năm.
Bản chất của công nghệ này không được phổ biến rộng rãi, nhưng hãng tin đã chỉ ra rằng, hệ thống hạ cánh hoàn toàn tự động, cho phép làm giảm sự căng thẳng của phi công và hành động của phi đoàn không quân Hải quân có được hiệu quả tác chiến cao trong mọi thời gian trong ngày. Hệ thống cũng giảm đến mức tối đa những lỗi kỹ thuật, có nghĩa là cũng cần kỹ năng của phi công ở mức thấp hơn nhiều.
Hải quân Trung Quốc thành công trong việc cất hạ cánh đêm trên tàu sân bay.Ảnh TopWar
Tất nhiên là người Nga không quan tâm lắm đến những đánh giá của Trung Quốc, một phần là Nga chỉ có một tàu tuần dương sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov đang trong quá trình sửa chữa. Nga cũng chưa bắt đầu đóng những tàu sân bay khác do học thuyết quân sự Hải quân được định hướng bảo vệ lãnh thổ rộng mênh mông của mình.
Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang khai thác sử dụng một tàu sân bay, có cấu trúc hoàn toàn giống với tàu sân bay Nga Kuzya (như các thủy thủ thường gọi với một cái tên thân mật) với tất cả những thiếu sót vốn có. Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc được cải tạo lại trên cơ sở của tàu sân bay Liên Xô chưa hoàn thành Varyag, chuyển giao cho Ukraine.
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, được đóng tương tự như Liêu Ninh, hạ thủy vào tháng 04.2017, dự kiến sẽ được biên chế vào trang bị của Hải quân Trung Quốc năm 2020. Theo truyền thông Trung Quốc, hạm đội chỉ đặt tên tàu trước khi trang bị vũ khí, vì vậy tàu sân bay thứ hai mang mã hiệu Type 001A ("Liaoning" là Type 001 và sẽ được dùng làm tàu sân bay huấn luyện).
Tàu sân bay mới của Trung Quốc, theo cấu trúc bên ngoài, là một bản sao không giấy phép của Liên Xô, được Trung Quốc đóng để có được kỹ năng đóng tàu sân bay. Type 001A khác hơn so với "Đô đốc Kuznetsov" và "Liêu Ninh" là hệ thống ăng-ten radar trên boong thượng đài chỉ huy. Điểm quan trọng nhất vẫn chưa được đặt ra, đó là hệ thống phóng máy bay. Các máy bay chiến đấu vẫn phải cất cánh bằng chế độ “nhảy cầu” mũi thông thường, gây ra nhiều hạn chế nghiêm trọng về khối lượng hữu ích khi cất cánh của máy bay.
Đến thời điểm này phi đoàn tiêm kích hải quân của Trung Quốc đang sử dụng Jian-15, máy bay chiến đấu trên tàu sân bay J-15, bản sao Su-33 của Liên Xô. Nguyên mẫu và tài liệu mà Trung Quốc có được từ Ukraine cùng với Varyag. Nhược điểm cơ bản của máy bay là không thể cất cánh với khối lượng đầy tải vũ khí hoặc buộc phải tăng thêm nhiên liệu (máy bay được tiếp dầu khi đã bay vào không trung, lập tức sau khi cất cánh).
Hạn chế này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động tác chiến của không đoàn không quân Hải quân trên tàu sân bay. Đây hoàn toàn không phải là lỗi kỹ thuật, mà là lỗi chiến thuật do tàu sân bay Nga không đơn thuần là một cái sân bay nổi như của Mỹ, mà là tàu tuần dương tên lửa – sân bay, có sứ mệnh yểm trợ các quốc gia anh em trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Kinh nghiệm sử dụng tàu tuần dương sân bay Đô đốc Kuznetsov trong cuộc chiến Syria cho thấy, cất cánh không có máy phóng không cho phép sử dụng toàn bộ tải trọng hữu ích của máy bay, phi công gặp nhiều khó khăn trong sứ mệnh tấn công mặt đất.
Mặc dù tờ báo mạng Jinji Toutiao so sánh thành tựu đạt được với không quân Hải quân Nga, nhưng cho rằng đối thủ cạnh tranh chính của Hải quân Trung Quốc là Mỹ. Trong khi ngay cả sự thuần thục công nghệ hạ cánh và cất cánh đêm, phi công hải quân Trung Quốc trên các tàu sân bay không có khả năng cạnh tranh với Mỹ một cách công bằng thuần túy trên lĩnh vực kỹ thuật.
Máy bay không quân hải quân Trung Quốc xuất kích. Ảnh TopWar
Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng: ngoài người Mỹ, có những đối thủ khác, có tàu tàu sân bay và là đối thủ nặng ký của Trung Quốc. Trên vùng nước Ấn Độ Dương, Ấn Độ có hai tàu sân bay. Một trong đó là kỳ hạm của Hải quân Ấn Độ Vikramaditya, nguyên là tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Đô đốc Gorshkov, trải qua quá trình hiện đại hóa sâu tại xưởng đóng tàu nhà máy đóng tàu phía Bắc tại Severodvinsk.
Một đối thủ nặng ký khác của Trung Quốc là Nhật Bản. Nhật không có tàu sân bay, nhưng có cả hạm đội "tàu khu trục đổ bộ trực thăng", dành cho việc vận chuyển trực thăng và máy bay cất cánh đường băng ngắn hoặc thẳng đứng. Nhật Bản cũng bắt đầu tái trang bị tàu đổ bộ trực thăng sân bay lớn nhất lớp Izumo, có thể mang theo F-35B (phiên bản tiêm kích tàng hình thế hệ 5 trên biển). Tokyo cho rằng F-35B sẽ cho phép Nhật Bản thống trị trên bầu trời và trên biển vùng nước Tây Thái Bình Dương.
Những thực tế này cuộc Bắc Kinh phải dốc hết sức lực phát triển hạm đội tàu sân bay. Tại Thượng Hải, xưởng đóng tàu Đại Liêu đang hoạt động hết sức mình đển đóng tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc Type 002. Các kỹ sư ngành hàng hải quân sự đang làm việc ngày đêm để phát triển tàu sân bay hạt nhân Type 003 với lượng giãn nước đến 100.000 tấn. Cả hai tàu sân bay mới sẽ có cấu trúc sân bay – boong phẳng không cầu nhảy kiểu Nimitz, được trang bị các máy phóng điện từ hiện đại nhất. Cuối thập kỷ tới, Bắc Kinh dự kiến sẽ có 4 hoặc 5 tàu sân bay, trong đó có ít nhất 2 – 3 tàu sân bay hiện đại.
Ngoài việc phát triển các tàu sân bay, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang nỗ lực thiết kế để phát triển một hạm đội tàu ngầm và tàu khu trục tấn công kiểu Aegis Trung Quốc với các tên lửa có điều khiển, tham gia cụm tàu sân bay tấn công Trung Quốc.
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc. Ảnh TopWar
Theo Bắc Kinh, trong tương lai các cụm tàu sân bay tấn công sẽ "đảm bảo sự đột phá của hạm đội Trung Quốc qua chuỗi đảo đầu tiên, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines. Lực lượng này tham vọng áp đặt quyền thống trị của Trung Quốc ở vùng nước gần bờ biển và đẩy lùi các lực lượng Hải quân Mỹ ra vành đai các đảo ngoài Thái Bình Dương