Giữa bối cảnh căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc quay sang tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả những nước được xem là “đối thủ” như Nhật Bản.
Chủ tịch Tập Cận B́nh đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Kể từ khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu “tăng nhiệt” trong năm nay, các thị trường của Trung Quốc đă sụt giảm khoảng 20%, đồng nội tệ thiếu ổn định và xuất khẩu bị chững lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang giành được một chiến thắng khác: đó là mối quan hệ với các nước.
Theo Washington Post, dưới sức ép từ cuộc chiến áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc đă bắt đầu một chiến dịch “tấn công quyến rũ” trong phạm vi ngoại giao của ḿnh. Trung Quốc sẵn sàng dàn xếp các bất đồng trong quá khứ và xích lại gần các đối tác mà nước này cho rằng có thể giúp Bắc Kinh đối phó với cuộc chiến thương mại của Washington.
Đức, quốc gia từng nhiều lần “lên lớp” Trung Quốc về các rào cản trong việc tiếp cận thị trường, gần đây đă cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc nắm cổ phần lớn hơn trong các dự án liên doanh với sự nhượng bộ rất lớn. Hàn Quốc, quốc gia từng trở thành mục tiêu tẩy chay của Trung Quốc hồi năm ngoái sau khi cho phép Mỹ triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa trên lănh thổ, nay chứng kiến sự tăng trưởng trở lại về doanh thu trong ngành du lịch cũng như trong các giao dịch ô tô.
Tuần này, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nước được coi là “đối thủ” trực tiếp của Bắc Kinh trong khu vực, đă tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sau cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh ở Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo Trung Quốc sẽ chào đón ông Abe trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Bắc Kinh vào tháng tới.
Chủ tịch Tập Cận B́nh bắt tay Thủ tướng Shinzo Abe tại cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế Viễn Đông ở Nga ngày 12/9 (Ảnh: Xinhua)
H́nh ảnh ông Tập và ông Abe vui vẻ chụp ảnh cùng nhau trái ngược hoàn toàn so với 4 năm trước khi hai nhà lănh đạo gần như tránh mặt. Đây được xem là động thái “tan băng” trong quan hệ Trung - Nhật sau nhiều năm căng thẳng liên quan tới vấn đề tranh chấp lănh thổ cũng như các chuyến thăm của nhà lănh đạo Nhật Bản tới ngôi đền gây tranh căi.
Theo hăng thông tấn Tân Hoa Xă (Trung Quốc), trong cuộc gặp tại Nga, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă nói với Thủ tướng Abe rằng hai nước nên “bảo vệ vững chắc cơ chế đa phương, hệ thống thương mại tự do và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu mở rộng”. Sau đó, một quan chức ngoại giao Nhật Bản đă nói với báo Mainichi Shimbun rằng Tokyo có thể đóng vai tṛ “trung gian ḥa giải” trong tranh chấp hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sau Trung Quốc, Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Trump hiện vẫn chưa “đối đầu” trực tiếp với Nhật Bản - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, Tokyo chưa chắc đă nằm ngoài tầm ngắm của nhà lănh đạo Mỹ.
Nhà Trắng gần đây đă dọa sẽ nâng thuế nhập khẩu lên 25% đối với mặt hàng ô tô cũng như thiết bị ô tô và Tổng thống Trump tháng này cũng tuyên bố ông đă lên kế hoạch thông báo với nhà lănh đạo Nhật Bản về số tiền họ phải thanh toán. Đây được cho là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến t́nh h́nh căng thẳng trong quan hệ song phương.
“Mặt trận” ngoại giao của Trung Quốc
Ông Tập Cận B́nh và Tổng thống Putin nâng ly trong cuộc gặp tại Vladivostok khi nhà lănh đạo Trung Quốc tới Nga dự hội nghị hôm 11/9 (Ảnh: Reuters)
Trong khi Mỹ gây căng thẳng với hàng loạt quốc gia, bao gồm cả đồng minh, “đối thủ chiến lược” của Washington là Trung Quốc đă tranh thủ thắt chặt quan hệ với nhiều đối tác. Quân đội Trung Quốc vừa tham gia cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ sau Chiến tranh Lạnh với Nga trong khi Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Vladimir Putin cùng nhau nâng ly rượu tại một hội nghị thượng đỉnh. Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo nhà nước Trung Quốc, đă nhanh chóng ngầm công kích Mỹ.
“Trong khi quan hệ Nga - Trung phát triển tốt đẹp, cả hai đều có mối quan hệ căng thẳng với một nước lớn phương xa. Các quốc gia nên nghĩ lại xem v́ sao họ không thể trở thành những người bạn tốt của Bắc Kinh và Moscow”, bài xă luận trên Thời báo Hoàn Cầu viết.
Tuy vậy, theo Washington Post, hiện vẫn chưa rơ liệu chính sách ngoại giao của Trung Quốc có mang lại những mối quan hệ liên minh lâu dài cho Bắc Kinh hay không.
Tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản, thường liên quan tới chủ quyền lănh thổ và gắn với vấn đề lịch sử phức tạp. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với EU trong việc tiếp cận thị trường và thương mại công nghệ có thể sẽ không giúp hai bên duy tŕ mối quan hệ thân thiết hiện thời dù cả hai đang cùng đứng trên “chiến tuyến” đối đầu chính quyền Trump. Trung Quốc cũng đang tranh thủ lấy ḷng Ấn Độ, song rất ít người cho rằng hai đối thủ ở khu vực châu Á này có thể dàn xếp ổn thỏa các bất đồng, bao gồm cả tranh chấp lănh thổ và tầm ảnh hưởng, để xây dựng một t́nh hữu nghị lâu bền.
Trong bối cảnh Tổng thống Trump đang kéo Mỹ vào thế cô lập và tự tách ḿnh khỏi ḍng chảy đa phương, Chủ tịch Tập Cận B́nh không lăng phí thời gian của ḿnh. Ông Tập đă có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hồi năm ngoái và đây là lần đầu tiên một nhà lănh đạo Trung Quốc phát biểu tại sự kiện này. Tại diễn đàn, ông Tập đă thể hiện bản thân là một nhà lănh đạo ủng hộ thương mại tự do, đồng thời chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc là nhờ cải cách thị trường và mở cửa.
Tuần tới, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường dự kiến sẽ lặp lại thông điệp trên của Chủ tịch Tập trong bài phát biểu tại diễn đàn “Davos Mùa hè” ở Thiên Tân. Ông Lư Khắc Cường có thể sẽ nhấn mạnh tới “sự thịnh vượng chung” và “các giá trị chung”, song thực chất thông điệp của ông sẽ nhắm tới Nhà Trắng và các chính sách thương mại của Mỹ mà Trung Quốc coi là “mối đe dọa chung”.
Therealrtz © VietBF