Việc Nga và TQ bắt tay nhau để đối phó với Mỹ là chuyện dễ hiểu khi cả 2 đang bị Mỹ dồn vào thế khó. Tuy nhiên hiện nay họ lại không thể dễ làm việc đó như trong quá khứ bởi những tồn tại chưa được giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rơ hơn điều này.Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau trước sức ép gia tăng từ Mỹ. Tuy vậy, vẫn có nhiều rào cản lớn khiến 2 nước khó thành lập liên minh lâu dài.
Nga và Trung Quốc đang thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế và quân sự trong bối cảnh hai bên đều phải chịu sức ép ngày càng gia tăng từ phía Mỹ. Giới quan sát cho rằng, nếu hai cường quốc này thành lập liên minh lâu dài th́ đây sẽ là mối lo ngại lớn đối với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quốc tế, vẫn c̣n nhiều rào cản lớn đối với việc thiết lập một liên minh mới như vậy.
Nga và Trung Quốc có cùng đối thủ
Một loạt sự kiện ngoại giao và quân sự đă diễn ra giữa Nga và Trung Quốc thời gian gần đây, trong đó phải kể đến Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) tại thành phố Vladivostok và cuộc tập trận Vostok-2018 kéo dài từ ngày 11 đến 17/9 tại khu vực viễn đông nước Nga. Qua các sự kiện này, Nga và Trung Quốc gửi tín hiệu tới phương Tây rằng hai bên đang phối hợp chặt chẽ với nhau để chống lại “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ .
Những rào cản thuế quan Mỹ áp đặt với Trung Quốc cùng việc nước này liên tiếp giáng đ̣n trừng phạt Nga đă đẩy Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hướng nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ cũng tạo cơ hội cho Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chứng tỏ bản thân là những “người hùng” trong hợp tác song phương và toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh các sự kiện lớn đang diễn ra, hăng thông tấn Tân Hoa xă dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Nga Li Hui cho biết, quan hệ Nga-Trung Quốc đang ở “giai đoạn tốt nhất” trong lịch sử. Bài viết đăng tải trên website của hăng thông tấn này cũng khẳng định, Chủ tịch Tập Cận B́nh là người thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực và mở ra kỷ nguyên ngoại giao mới với Nga trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xu hướng chống toàn cầu hóa trỗi dậy.
Trước đó, phát biểu trên kênh truyền h́nh CCTV của Trung Quốc hôm 11/9, Chủ tịch Tập Cận B́nh nhấn mạnh: “Nga và Trung Quốc cần phản đối chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại, cùng nhau xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới”.
Khi xuất hiện tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) ngày 11/9, nhà lănh đạo Trung Quốc đă khẳng định sự “đặc biệt” trong quan hệ song phương giữa Nga với Trung Quốc, đồng thời cho biết hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu là xây dựng và duy tŕ quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Putin đă gặp nhau hai lần, tại Bắc Kinh và tại Johannesburg vào mùa hè 2018. Nga tổ chức sự kiện EEF thường niên từ năm 2015 như một phần trong nỗ lực ngoại giao nhằm phát triển quan hệ với châu Á-Thái B́nh Dương.
Thái độ thân thiện và nồng ấm của Chủ tịch Tập Cận B́nh với Tổng thống Putin tại Diễn đàn kinh tế phương Đông cùng việc quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vostok-2018 – cuộc tập trận lớn nhất của Nga từ thời Chiến tranh Lạnh là dấu hiệu cho thấy các nhà lănh đạo hai nước đang thắt chặt hơn quan hệ song phương.
Trước đây phương Tây từng cho rằng mối quan hệ gần gũi giữa Nga và Trung Quốc là quan hệ liên minh mang tính chất “bề nổi và hời hợt”, do hai bên tồn tại không ít bất đồng liên quan đến lịch sử và địa lư, cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. Tuy nhiên, với t́nh h́nh địa chính trị hiện nay, Bắc Kinh và Moscow có thể hưởng lợi nhiều hơn qua việc tăng cường hợp tác với nhau.
Chuyên gia Vassily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (trụ sở tại Moscow) nhận định: “Trong quá khứ, Nga và Trung Quốc từng có nhiều bất đồng và cạnh tranh. Dẫu vậy, sự bất đồng về quan điểm và những xung đột trước kia dường như không bị phóng đại lên. Điều quan trọng hơn là cả hai bên đều phản đối trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu. Nga đă không thể đảo ngược được trật tự này sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và giờ đây, Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề tương tự, khi phải đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại”.
Vẫn là hai thế giới khác biệt
Bước ngoặt lớn trong quan hệ Nga- Trung Quốc xuất hiện vào năm 2014, khi quan hệ của Nga với phương Tây xấu đi sau sự kiện Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga. Nga đă đề xuất các hợp đồng bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không. Vào tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc đă kư một tuyên bố chung về “các giai đoạn mới của quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược”.
Trong báo cáo đưa ra năm 2016, chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ Angela Stent viết, Trung Quốc đă bảo vệ Nga tránh khỏi tác động nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, khi phương Tây đang cố gắng cô lập Nga.
Tuy nhiên, ông James D.J. Brown, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple, Nhật Bản lại không đồng t́nh với quan điểm này. Ông cho rằng, quan hệ Nga-Trung đang bị hạn chế bởi lợi ích quốc gia: “Các bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau miễn là điều đó liên quan đến lợi ích quốc gia của họ”.
Ông dẫn chứng: “Khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Trung Quốc không bày tỏ sự ủng hộ v́ nếu làm như vậy Trung Quốc sẽ gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phương Tây. Trung Quốc chỉ có thể sẵn sàng chịu đựng sự chỉ trích khi nước này cho rằng hành động đó có lợi cho quốc gia. Và như vậy, Trung Quốc thể hiện thái độ trung lập, không tán thành cũng không phản đối việc Nga sáp nhập Crimea”.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi Nga và Trung Quốc phản đối trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu th́ hai bên cũng không dễ nhất trí về một trật tự toàn cầu tương lai sẽ như thế nào.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga sau Liên minh Châu Âu. Nhà phân tích người Nga Kashin chỉ ra rằng, thương mại Nga-Trung dự kiến sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong những năm tới. “Dự kiến, năm 2018, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD”, ông Kashin nói.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang xem xét hợp tác chặt chẽ hơn tại Trung Á – khu vực mà Nga luôn coi là sân sau. Đặc biệt, Nga và Trung Quốc đang xúc tiến đàm phán để đẩy nhanh các dự án như “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh cũng như “Liên minh Kinh tế Á-Âu” của Moscow.
Theo giới quan sát, dẫu đưa ra những lời khẳng định về sự hội nhập kinh tế sâu rộng tại EEF th́ cả Nga và Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ biện pháp ràng buộc nào kết nối hai dự án lớn này. Phát biểu với ông Feng Yujun, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Nga và Trung Á tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho rằng, mặc dù cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ để đưa các lộ tŕnh thương mại đến gần nhau hơn, nhưng vẫn c̣n rất nhiều rào cản lớn đang tồn tại.
“Bởi Nga đang phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây nên về mặt kinh tế nước này mong muốn có được sự đầu tư của Trung Quốc, cũng như tiếp cận với công nghệ và thị trường nước bạn. Để làm được điều đó, Nga cần phải thể hiện sự nhiệt t́nh ở cấp độ cao đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường. C̣n với Trung Quốc, dù từ lâu đề xuất kư kết một thỏa thuận tạo ra khu vực thương mại tự do với các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu, nhưng thỏa thuận này đến nay vẫn chưa h́nh thành”.
Thành lập liên minh Nga- Trung Quốc dễ hay khó?
Chủ nghĩa thực dụng vẫn là rào cản lớn đối việc h́nh thành liên minh lâu dài giữa Trung Quốc và Nga – mối liên minh mà có thể được củng cố để tạo thành khối quân sự vững mạnh tương tự như NATO. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quan hệ giữa Trung Quốc và Nga sẽ không phát triển mạnh mẽ hơn.
“Nhiều khả năng mối quan hệ này vẫn sẽ chứng minh được sự bền vững theo thời gian. Đó là bởi v́ Nga và Trung Quốc cùng phải chịu sự căng thẳng đối với Mỹ. Điều này khiến họ gạt sang một bên những bất đồng và hiềm khích”. Ông Brown nhấn mạnh, sự hợp tác chiến lược ngày càng gia tăng khiến quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ở mức “gần giống liên minh”.
Nhà quan sát này nhấn mạnh: “Để trở thành một liên minh thật sự, các bên cần phải có cam kết về pḥng vệ tập thể (tức là bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp đồng minh bị tấn công). Hiện tại, không có cam kết về an ninh như vậy giữa Nga và Trung Quốc”. Chuyên gia Brown cũng lưu ư rằng, ngay cả khi hợp tác an ninh song phương sâu sắc đến mức chưa từng có th́ mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc vẫn khó được coi là một liên minh thực sự bởi “cả Nga và Trung Quốc đều không muốn mạo hiểm vướng mắc trong các cuộc xung đột của đối tác”.
Ai cần ai hơn?
Dù Nga và Trung Quốc đều theo đuổi những mục đích riêng, nhưng hai bên có thể hỗ trợ lẫn nhau đối phó với các biện pháp trừng phạt và sức ép về kinh tế của Mỹ.
“Mặc dù Nga được xem là đối thủ hiện tại của Mỹ, nhưng hầu hết các nhà hoạch định chiến lược Mỹ lại cho rằng Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với xứ cờ hoa về lâu dài. Mỹ lo ngại ở một mức độ nào đó, Nga có thể hỗ trợ Trung Quốc gia tăng ưu thế và tầm ảnh hưởng”.
Tuy nhiên đối với Mỹ, việc chia tách Nga và Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến Ukraine, Crimea hay Syria là điều phi thực tế. Trong bối cảnh Nga tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn với phương Tây, có rất ít triển vọng cho thấy Nga sẽ đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt để hợp tác với Mỹ và phương Tây nhằm chống lại các lợi ích của Trung Quốc.
"Với sự hỗ trợ của Nga, Trung Quốc sẽ trở nên hùng mạnh hơn nhiều. Không có Nga, Trung Quốc là một quốc gia không có đồng minh mạnh mẽ", chuyên gia Brown nói. Và ngược lại, Trung Quốc có thể giúp Nga xoa dịu những tổn thương về kinh tế do lệnh trừng phạt gây ra.
|
|