Làng nổi trên sông Tonle Sap, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Sắp tới Campuchia sẽ di dời 1,000 người Việt sống ở đây. Theo giới chức tỉnh Kampong Chhnang vừa ra thông báo.
Nhà chức trách tỉnh Kampong Chhnang, Cambodia vừa thông báo kế hoạch di dời khoảng 1,000 người Việt Nam đang sinh sống trên sông Tonle Sap vào hôm Thứ Hai 1 tháng 10.
Nhật báo Phnom Penh Post hôm Thứ Ba 25/09 dẫn lời thống đốc tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chandoeun nói rằng việc di dời là cần thiết để “duy tŕ phẩm chất nước”. Viên thống đốc cũng nói rằng các gia đ́nh này đă đồng ư di dời. Bộ Thông Tin Cambodia dẫn lời một giới chức địa phương khác cho hay, những người sống trên đoạn sông Tonle Sap chảy qua thị xă Kampong Chhnang, thủ phủ tỉnh cùng tên, sẽ được di dời tới một khu đất rộng 40 héc ta. Không rơ chính quyền đă xây cất ǵ tại khu đất tái định cư, hay đây vẫn chỉ là đất trống.
Theo tờ Phnom Penh Post, khoảng 2,000 gia đ́nh c̣n lại từ những nơi khác trong tỉnh này cũng sẽ bị di dời trong năm tới.
Làng nổi trên sông Tonle Sap là nơi quy tụ nhiều nhóm di dân từ các nơi đổ tới, h́nh thành một phong cách sống riêng biệt của Biển Hồ, vốn có từ hàng trăm năm nay và rất ít thay đổi. Người dân sống trong các làng nổi thuộc nhiều chủng tộc, trong đó có Việt, Khmer và Chăm. Họ chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Ngoài việc đánh bắt cá từ Biển Hồ, họ c̣n nuôi cá lồng, cá sấu, rắn và vịt. Trong làng nổi có cả thư viện, trường học, sân banh và tiệm tạp hóa.
Vào năm 2015, hơn 1,000 gia đ́nh Việt sống trên Biển Hồ đă bị cưỡng bức di dời vào đất liền. Chính phủ Cambodia biện hộ cho việc di dời là nhằm “làm đẹp” khu vực chung quanh thị xă Kampong Chhnang. Các tổ chức nhân quyền đă lên án vụ di dời là tàn nhẫn, và nhiều người cho rằng quyết định của nhà cầm quyền Cambodia có nguyên nhân sâu xa về chủng tộc. Hàng ngàn người Việt ở Cambodia đă trở về Việt Nam bằng thuyền và hiện đang tạm cư trong t́nh trạng nghèo khổ và vô tổ quốc tại hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, cũng như các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và Kiên Giang.