Iran đă trở thành một miếng mồi tranh giành giữa châu Âu và Trung Quốc sau khi bị Mỹ trừng phạt. Nếu như EU buông bỏ, Iran sẽ là món quà đặc biệt với Trung Quốc. Iran là nước có tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí.
Tuần rồi, Liên minh châu Âu đă tuyên bố rơ ràng rằng họ không có ư định buông bỏ Iran. Sau thông báo vào ngày 24/9 về việc thiết lập một hệ thống hàng đổi hàng để né các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Brussels đă quyết định cấp viện trợ 18 triệu euro để Iran bù đắp những thiệt hại từ sự trừng phạt của Mỹ. Nhưng động cơ thực sự của EU là ǵ? Ngoài việc là một hành động từ thiện, những nỗ lực của EU phản ánh một tính toán kinh tế thuần túy, đó là không bỏ lỡ lợi ích địa chính trị và cạnh tranh với Trung Quốc trong việc "giành lấy" Iran.
"Nếu EU đáp ứng lời kêu gọi của Mỹ và đề nghị hỗ trợ đầy đủ Washington trong cuộc chiến chống Tehran (...), họ sẽ mất Iran măi măi. Iran rơ ràng sẽ lọt vào tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc”, Andrei Suzdaltsev, phó trưởng Khoa kinh tế và chính trị toàn cầu tại Đại học Kinh tế Moscow, nói với Sputnik.
"Điều này có nghĩa là biến sự trừng phạt của Mỹ thành một món quà cho Trung Quốc. Đây là điều mà EU sẽ không muốn làm", ông Suzdaltsev nói thêm.
Bắc Kinh, một trong những nước kư kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, có lợi ích kinh tế chặt chẽ ở Iran.
Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran. Thông qua các công ty của ḿnh, tháng 6/2017, Trung Quốc đă tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Iran với khoản đầu tư trên 33 tỷ USD: đây là một minh chứng cho thấy chương tŕnh kinh tế đầy tham vọng mà Bắc Kinh triển khai ở châu Á và xa hơn nữa, thông qua "Con đường tơ lụa", theo AFP.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ, dẫn đến cuộc di cư của các công ty đa quốc gia Mỹ và châu Âu khỏi Iran, đồng thời tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc. Đặc biệt, sự giàu có về dầu khí của Iran là “phần thưởng” không thể cưỡng với Bắc Kinh: Iran là nhà cung cấp dầu lớn thứ 5 của Trung Quốc.
Sau sự rút lui của Total, các quan chức Iran đă gợi ư rằng tập đoàn quốc gia Trung Quốc CNPC có thể thay thế tập đoàn Pháp trong lĩnh vực khí đốt ở Iran và tăng cổ phần tham gia từ 30% lên hơn 80%.
Nhưng nếu nhiều tập đoàn châu Âu đă quyết định đầu hàng Mỹ rút khỏi Iran, th́ với Brussels, cuộc chiến này c̣n lâu mới kết thúc.
"Iran là một mỏ nhiên liệu mà châu Âu rất muốn giành lấy. Không có nhà cung cấp khí đốt nào của châu Âu, và thậm chí cả của Hoa Kỳ, có thể cung ứng tốt cho EU bằng Iran", ông Souzdaltsev nói.
"Chỉ có Iran mới có thể phá giá khí đốt trên thị trường. Do những lợi ích tiềm năng từ Iran, EU đă áp dụng cơ chế giúp Tehran né các biện pháp trừng phạt của Mỹ"