Việc tàu chiến Trung Quốc “áp sát nguy hiểm” tàu Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông đă thổi bùng mối quan ngại về quan hệ Trung - Mỹ. Chuyên gia Collin Koh cho rằng nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa quân đội 2 nước là khó nhưng vẫn có thể xảy ra.
H́nh ảnh ghi lại tàu Trung Quốc (bên phải) thực hiện hành động "áp sát nguy hiểm" tàu Mỹ trên Biển Đông (Ảnh: US Navy)
Nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải do tàu USS Decatur thực hiện trên Biển Đông hồi cuối tuần trước và sự việc Trung Quốc điều tàu chiến tới “áp sát nguy hiểm” buộc tàu Mỹ phải thay đổi đường đi đă đẩy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh lên cao trào.
Trong thời gian qua, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đă có dấu hiệu xấu đi rơ rệt sau hàng loạt sự việc “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau. Từ việc Mỹ trừng phạt một đơn vị quân đội Trung Quốc v́ mua vũ khí Nga, hay thông qua thương vụ bán vũ khí 330 triệu USD cho Đài Loan, Bắc Kinh đă đáp trả bằng việc từ chối cho tàu Mỹ thăm cảng Hong Kong, hủy hàng loạt các cuộc đàm phán an ninh cấp cao.
Những diễn biến trên dường như “thêm dầu vào lửa” trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố sai trái về chủ quyền của Biển Đông, quân sự hóa phi pháp khu vực dù hồi năm 2015 họ từng cam kết sẽ không mang vũ khí tới đây, th́ Mỹ cho biết họ sẽ kiên quyết tới cùng thực hiện các nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, tự do hàng không lại khu vực biển quốc tế, phù hợp với các quy tắc và luật lệ.
Theo ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang có trụ sở tại Singapore, động thái bám sát tàu Mỹ của Trung Quốc thể hiện sự không hài ḷng của họ với Mỹ, tuy nhiên họ dường như cũng muốn giữ chừng mực và kiềm chế để ngăn căng thẳng không chạm tới đỉnh và biến chuyển theo hướng tiêu cực trở thành đối đầu vũ trang. Ông Koh cho rằng chưa một bên nào sẵn sàng cho kịch bản này. Những rủi ro thiệt hại về kinh tế và bất ổn về chính trị là cái giá quá đắt mà chưa bên nào muốn trả vào thời điểm hiện tại.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ dẫn đầu một nhóm tàu di chuyển trên Biển Đông ngày 6/4 (Ảnh: US Navy)
Với Biển Đông, mỗi bên lại có những sự tính toán khác nhau. Trong khi Trung Quốc không giấu diếm tham vọng chiếm khu vực này làm “của riêng” để hưởng những nguồn lợi khổng lồ về kinh tế và ưu thế địa chính trị, th́ Mỹ thể hiện sự ủng hộ với tự do lưu thông trên biển và trên không tại vùng biển quốc tế. Rộng hơn, Washington muốn thực hiện cam kết đảm bảo an ninh cho khu vực, động thái làm tăng uy tín của họ như một cường quốc thế giới.
Chính v́ vậy, Mỹ đă kêu gọi các đồng minh thân thiết như Australia, Pháp, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản và Anh hỗ trợ sứ mệnh của họ trên Biển Đông bằng việc điều khí tài quân sự thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trong khu vực.
Theo ông Koh, kịch bản đối đầu quân sự xảy ra khi có một bên khai hỏa trước. Tuy nhiên, xét tới thời điểm hiện tại, không một bên nào muốn trở thành người nổ súng trước và trở thành "thủ phạm" gây bất ổn và làm ảnh hưởng tới ḥa b́nh trong khu vực. V́ vậy, các biện pháp “phô trương sức mạnh” trên Biển Đông sẽ vẫn được hai bên thực hiện nhưng ít nhất trong tương lai gần, các bên sẽ giữ mức độ này dưới ngưỡng “sử dụng vũ lực” nhằm tránh đẩy căng thẳng đi quá xa.
Ông Koh cho rằng mâu thuẫn trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới chiến tranh v́ rơ ràng đó là kịch bản bất lợi cho cả 2 bên. Nhưng trong tương lai, điều này rất khó để chắc chắn. Trong t́nh huống có va chạm xảy ra một cách t́nh cờ, dù nhỏ hay lớn, căng thẳng có thể sẽ bị đẩy lên cao mà không có dự báo từ trước và đối đầu quân sự có thể xảy ra.
Chuyên gia này nói rằng các cơ chế xây dựng niềm tin thông qua các thỏa thuận, hiệp ước và sự chuyên nghiệp của lực lượng quân sự các nước sẽ là công cụ hữu ích ngăn cản kịch bản đối đầu quân sự xảy ra.
VietBF © sưu tầm