Thật sự không có ǵ quá xa vời, sau khi một người xa lạ đến nước Mỹ để đi rửa chén lại trở thành chủ nhà hàng, v́ đó mới gọi là cuộc sống ở Mỹ, bởi có ư chí th́ vài năm có thể thực hiện được ước mơ của ḿnh, từ nhân viên rửa chén, lên làm phụ bếp, thợ nấu, và từ thợ nấu lại học cách quản lư nhà hàng, tích lũy tiền bạc.
Thời tiết giá lạnh của tiểu bang tôi sống ngày hôm nay làm tôi nhớ đến công việc đầu tiên ḿnh làm khi đặt chân lên nước Mỹ: rửa chén.
Có thể ở Việt Nam các bạn là kỹ sư, giáo viên, bác sĩ,.. nhưng khi qua Mỹ các bạn phải làm lại từ đầu thôi, chuyện đơn giản để tồn tại mà. Ḿnh cũng không nên xem đó là điều nhục nhă. Con người ta hơn nhau chỉ ở ư chí!
Bạn có thể kiếm được gần 2000 đô/ tháng với nghề rửa chén, công việc chẳng nặng nhọc, mà ǵ th́ cũng là máy rửa hết cho ḿnh, chỉ có điều là yêu cầu thời gian của nghề hơi khắt khe.
Hôm nay tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện rất thật, từ một người anh cọc chèo của tôi. Anh ấy có một ư chí rất mănh liệt. Và hiển nhiên, anh ấy giờ đă trở thành một chủ nhà hàng cùng với ư chí mănh liệt ấy.
Tôi kể để các bạn thấy được, điều quan trọng nhất là thái độ của chúng ta khi bắt tay vào làm một công việc. Tiêu cực hay là tích cực?
Nếu chúng ta nh́n công việc của ḿnh với ánh mắt tích cực, th́ chúng ta sẽ có đầy những hy vọng. Trong thâm tâm người anh ấy, anh rửa chén với hy vọng về tương lai làm chủ, chứ không phải rửa chén để cả đời rửa chén.
Từ nhân viên rửa chén, anh đă có thể lên làm phụ bếp, thợ nấu, và từ thợ nấu anh học cách quản lư nhà hàng, tích lũy tiền bạc và cuối cùng có thể thực hiện được ước mơ của ḿnh.
Nghe th́ có vẻ đơn giản, nhưng có ư chí quan trọng lắm các bạn ạ. Và hơn thế nữa, tùy các bạn nghĩ thế nào, nhưng nếu chúng ta làm việc với một ư nghĩ tích cực, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
Qua Mỹ, nếu bạn mang trong ḿnh một tư duy cầu tiến và khao khát thành công, th́ chắc chắn các bạn sẽ nắm bắt được cơ hội của ḿnh. Tôi chỉ dám trích vào đây câu nói của ngài cựu Tổng thống Obama vào đây: “Yes, we can!”
(NV)