7 xu hướng làm đẹp kỳ dị của phụ nữ xưa được vietbf hé lộ dưới đây. Phụ nữ La Mă làm đẹp bằng mồ hôi của đấu sĩ. Kiến và bọ rùa là nguyên liệu để phụ nữ Ai Cập chế son.
Son môi làm từ kiến và bọ rùa
Giống như việc kẻ viền mắt đen (kohl), thoa son cũng là cách để phụ nữ Ai Cập bảo vệ môi khỏi thời tiết khắc nghiệt. Họ từng kết hợp nhiều chất như iốt với brom cùng mannitol để tạo ra son màu tím nhưng cách này rất độc hại nên dần được loại bỏ. Sau đó, vào thời của nữ hoàng Cleopatra, son đỏ được người phụ nữ này điều chế từ kiến và bọ rùa.
Bó chân
Từ thế kỷ 19 trở về trước, không ít phụ nữ Trung Quốc chấp nhận đau đớn để bó chân với mong muốn có đôi chân nhỏ nhắn, thon gọn. Những đôi chân biến dạng chỉ đi vừa đôi giày dài 10 cm được xem là chuẩn mực của vẻ đẹp thời đó. Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên sau đó đă bị cấm.
Nuôi móng tay dài và đeo "hộ giáp"
Tầng lớp quư tộc Trung Quốc xưa quan niệm một bộ móng tay dài chính là minh chứng rơ ràng nhất cho thấy họ không phải "động tay" vào bất cứ việc ǵ. Bên cạnh việc nuôi móng, họ c̣n sử dụng móng giả được gắn đủ thứ như vàng bạc hay ngọc trai để làm đẹp, thể hiện quyền lực, cấp bậc.
Mỹ phẩm chứa chất phóng xạ
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1898 bởi hai nhà nghiên cứu nổi tiếng Marie và Pierre Curie, radium được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Trước khi hiểu rơ sự nguy hiểm của chất này, hăng Tho - radia của Pháp đă thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc đưa radium vào sản xuất mỹ phẩm bao gồm son, kem dưỡng da, phấn... với lời hứa hẹn có thể trẻ hóa, làm sáng da.
Vẽ chân
Trong khoảng thời gian nổ ra Thế chiến II, việc khan hiếm nguyên liệu sản xuất tất đă làm phụ nữ phương Tây nảy ra ư tưởng vẽ chân. Họ dùng màu nước để vẽ các đường thẳng sau chân nhằm mô phỏng cho đường may của quần tất hoặc tô kín chân. Thậm chí, nhiều salon làm đẹp c̣n mở thêm dịch vụ vẽ chân trong thời gian này.
Kéo cằm
Những năm cuối thế kỷ 19, giáo sư E.J.Mack phát minh ra một công cụ giúp phụ nữ thời đó xóa bỏ nọng cằm, có gương mặt thon gọn hơn. Tuy nhiên, công cụ làm đẹp này khiến chủ nhân phải chịu không ít đau đớn và trông không khác dụng cụ tra tấn tù nhân là mấy.
Sử dụng mồ hôi của đấu sĩ
Mồ hôi của các đấu sĩ La Mă cổ đại từng được phụ nữ thời đó ưa chuộng, dùng vào việc làm đẹp. Mặt hàng này được bày bán phổ biến quanh khu vực đấu trường.