Một chuyên gia ngân hàng và đầu tư có nhiều năm làm việc tại châu Á khuyên người Việt ở Đức và châu Âu nên tham gia vào nhiều lĩnh vực, như các vấn đề xă hội và cả tôn giáo để chống lại làn sóng bài ngoại, phân biệt chủng tộc đang lên, với người Việt Nam có vợ hiện sống nửa thời gian.
Quanh cảnh chùa Linh Thứu ở Berlin
Ông Wolgang Gruber, một chuyên gia ngân hàng và đầu tư có nhiều năm làm việc tại châu Á b́nh luận với BBC Tiếng Việt về vấn đề nảy sinh sau các vụ biểu t́nh bài ngoại ở Chemnitz, vùng Đông Đức cũ thời gian qua.
"Người Việt di cư đến Đức, cũng như người Việt di cư sang Anh, họ phải ḥa nhập, thích nghi và tin tưởng vào hoàn cảnh," ông Gruber nhận xét.
"Tất nhiên nói th́ dễ hơn làm, nếu bạn đến từ một nền văn hóa hoàn toàn khác, và bạn chưa bao giờ sống cùng các nền văn hóa khác, bạn sẽ gặp thử thách khi hội nhập, nhưng vẫn có thể làm được.
"Người trẻ th́ thường ḥa nhập nhanh hơn người lớn tuổi, nhưng người trẻ cũng có những khó khăn như họ mới kết hôn và phải gánh vác cả gia đ́nh."
"Người trẻ th́ thường ḥa nhập nhanh hơn người lớn tuổi, nhưng người trẻ cũng có những khó khăn như họ mới kết hôn và phải gánh vác cả gia đ́nh."
Môi trường cho người nhập cư ở Đức
Có vợ là người Việt Nam và hiện sống nửa thời gian tại London, nửa thời gian trong năm ở Frankfurt am Maine, nước Đức, ông Gruber cũng b́nh luận về môi trường cho người nhập cư ở nước Đức.
"Ḥa nhập tại Đông Đức là khó hơn. Những người sống ở Đông Đức có một môi trường khác hẳn, và có lẽ họ cũng lo lắng hơn về vấn đề người nước ngoài đến nhập cư. Tôi nghĩ họ có thể có thái độ phân biệt chủng tộc nhiều hơn là ở Tây Đức nơi mà sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc năm 1945, có rất nhiều người trẻ có cơ hội thích nghi và trộn lẫn với những nền văn hóa khác.
Ông nhắc lại chính sách khuyến khích giao lưu trao đổi với "kẻ thù cũ" của nước Đức trong những năm 1950, điều đă giúp nhiều người dân Tây Đức cũ như ông có cái nh́n mở mang và dễ chấp nhận các nền văn hóa nước ngoài hơn.
"Chúng tôi không thể quên được, ở Đức trong những năm 1950, Thủ tướng Đức khuyến khích quan điểm phải nối lại quan hệ với "kẻ thù" của Đức là nước Pháp.
"V́ thế chúng tôi có nhiều người theo những chương tŕnh trao đổi học sinh. Bản thân tôi sang Pháp, Anh, Ireland, và tự nhiên được hiểu biết về các nền văn hóa nước ngoài."
Người Việt nên làm ǵ để ḥa nhập tốt?
Về cách cho người Việt ḥa nhập ở nước ngoài, ông Gruber khuyên người Việt nên tham gia vào nhiều lĩnh vực, như các vấn đề xă hội và cả tôn giáo.
"Họ hăy cư xử b́nh thường nhất có thể, và cố gắng mang đến những lợi thế về văn hóa, so với người da trắng, đến nước Đức, cũng như nước Anh.
"Điều đó sẽ giúp cho mọi người tự do hơn, dân chủ hơn. Bằng cách tự điều chỉnh và ḥa nhập, họ cũng giúp những nền văn hóa khác cởi mở hơn.
"Bạn biết đấy, mỗi khi người ta cảm thấy bị đe dọa, có thể là về công việc hay an sinh xă hội, hay các dịch vụ khác mà họ cho là họ bị tước đi, th́ người nhập cư dễ bị đổ lỗi.
"Tất nhiên thường th́ không phải như vậy, thường th́ lỗi là do chính quyền đă không chuẩn bị cho người dân của họ đón nhận người nhập cư.
"Nhập cư làm nổi lên nhiều vấn đề của xă hội. Những chuyện tưởng như không quan trọng đă được đẩy lên, và được đổ lỗi cho những người nhập cư mới, thay v́ đổ cho chính quyền. "
H́nh ảnh chương tŕnh một từ thiện của cộng đồng người Việt ở Berlin