Du học sinh Việt nỗi ḷng thật cay đắng với những băn khoăn, đánh đổi và có những cơ hội, bởi quyết định ở lại hay quay về tất cả đều có lư do, v́ tất cả mọi sự phát xét đều là phiến diện, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được vấn đề thực sự là ǵ. Cho nên khi về nước th́ bị chê kém cỏi, ở lại th́ bị nói không có trách nhiệm với gia đ́nh.
Đi du học xa nhà khó khăn đủ bề nhưng ai cũng mặc định rằng du học sinh "sướng" lắm, rồi lúc nào cũng bị hỏi đủ những thứ vô duyên, bị mặc định là chảnh, yêu cầu cao, ảo tưởng sức mạnh. Thế nhưng những nỗi khổ của du học sinh chưa dừng ở đó v́ họ c̣n chẳng biết sống sao cho vừa ḷng mọi người. Về nước th́ bị chê không biết tận dụng cơ hội ở lại nước ngoài học tập mà không về th́ bị nói không có trách hiệm với gia đ́nh, bản thân.
Về nước th́ bị chê "ngốc", không tranh thủ ở lại vài năm để kiếm thu nhập cao, quan hệ tốt
Hầu như du học sinh nào trở về nước cũng bị hỏi những câu như: "Về sớm vậy làm ǵ? Sao không ở đó vài năm, kiếm kha khá rồi về, ra nước ngoài học đâu có dễ"? Câu hỏi này nên được xếp vào đầu danh sách những câu hỏi vô duyên dành cho du học sinh. Nhiều người cứ nh́n vào cái mác du học sinh mà tự phán xét chứ chưa từng một lần hiểu những câu chuyện phía sau cuộc sống học tập xa nhà.
Thứ nhất, đi du học là điều không dễ, và để có thể ở lại càng khó hơn. Hầu như mọi quốc gia đều chỉ cho du học sinh ở lại một khoảng thời gian ngắn sau khi hoàn thành việc học, trừ những trường hợp rất xuất sắc, được các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài giữ lại.
Nếu có cơ hội làm việc ở nước ngoài th́ thu nhập chắc chắn sẽ tốt hơn khá nhiều so với về nước, nhưng tỉ lệ thuận với mức thu nhập hấp dẫn là chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên thực tế chuyện ở lại nước ngoài để "làm giàu" không đơn giản như những ǵ mọi người vẫn nghĩ.
Và lư do quan trọng nhất chính là t́nh cảm dành cho quê hương, gia đ́nh. Dù có đi đến đâu nhưng làm sao có thể xa nhà được măi khi bố mẹ, bạn bè luôn mong ngóng ḿnh trở về mỗi ngày. Du học là hành tŕnh trải nghiệm và trưởng thành, nhưng nơi bản thân sinh ra, lớn lên và được nhận cơ hội "bay" ra thế giới mới là nơi để thuộc về, nơi để gắn bó lâu dài.
Mà cơ hội cùng đâu chỉ có một, chỉ cần có năng lực th́ dù ở bất cứ đâu cũng sẽ được công nhận, không kể ở nước ngoài hay Việt Nam. Nhiều người cứ giữ khư khư một định kiến về môi trường làm việc ở Việt Nam thiếu năng động, thiếu sáng tạo, lương thấp và khuyên du học sinh không nên trở về trong khi không nghĩ đến yêu tố quan trọng nhất ở bất cứ công ty, tổ chức nào chính là con người. Chúng ta cần có những du học sinh trở về để mang đến sự thay đổi tích cực hơn mỗi ngày.
Ở lại th́ bị trách không có trách nhiệm với bản thân, gia đ́nh
Có những chuyện không dễ để hiểu, và điển h́nh chính là những ư kiến trái chiều trong câu chuyện du học sinh nên ở lại hay quay về. Và không ít người phía nào cũng chế được. Vừa chê một bạn không biết tận dụng cơ hội, về nước không phải thượng sách cũng có thể ngay lập tức chê một sinh viên khác không có trách nhiệm, không gắn bó với gia đ́nh chỉ v́ họ ở lại thêm một vài năm hay có ư định theo đuổi một sự nghiệp lâu dài ở nước ngoài.
Với những du học sinh không lựa chọn trở về, bản thân họ là những người đầu tiên phải đối mặt với nhiều áp lực nhất. Lựa chọn xa nhà trong một khoảng thời gian dài, đôi khi c̣n không biết khi nào mới trở về là điều quá khó khăn, họ phải chấp nhận đánh đổi nhiều điều, đối diện với nỗi nhớ gia đ́nh mỗi ngày cùng những sức ép để có thể t́m kiếm một chỗ đứng vững chắc, một cuộc sống ổn định ở xứ người.
Như đă nói bên trên, để có thể ở lại sau khi hoàn thành viêc học c̣n khó hơn nhiều so với việc t́m kiếm cơ hội ra nước ngoài học tập. Thế nên, một cơ hội tốt để ở lại là điều không phải lúc nào cũng có và rất đáng để cân nhắc.
Mà tại sao lại có thể dễ dàng phán xét du học sinh không trở về là không có trách nhiệm vứoi gian đ́nh, bản thân? Với nhiều người, ở lại là cách để cuộc sống gia đ́nh ở quê nhà đầy đủ hơn. Đặc biệt hơn, việc nắm bắt cơ hội và ở lại là cách nhanh nhất để bản thân trưởng thành, thấu hiểu hơn về sự khác biệt giữa những nên văn hoá, những môi trường công việc khác nhau.
Quan trọng nhất, sự cống hiến th́ không có biên giới. Một người giỏi th́ ở bất cứ đâu cũng có thể đóng góp cho quê hương, ở đâu họ cũng sẽ hướng về Việt Nam, hướng về gia đ́nh.
Tất cả mọi sự phát xét đều là phiến diện, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được vấn đề thực sự là ǵ. Quyết định ở lại hay quay về tất cả đều có lư do, có những cơ hội và có cả những băn khoăn, đánh đổi. Chúng ta không phải họ nên không có lư do ǵ để phán xét đúng, sai. Suy cho cùng, không ai có thể sống để làm vừa ḷng người khác, vậy nên đă đến lúc dừng phán xét mà thay vào đó là sự tôn trọng và ủng hộ với quyết định của những du học sinh mà chúng ta quen biết.