Vừa qua thủy thủ đoàn trên một chiến hạm Trung Quốc đă gửi lời chào buổi sáng tới các quân nhân Nhật Bản trên tàu sân bay trên Biển Đông? Sự kiện này gây bất ngờ không chỉ với thủy thủ của Nhật. Có phải Trung Quốc đă biết sợ?
Kênh NHK (Nhật Bản) ngày 2/11 đưa tin trong tháng 10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Lanzhou lớp Luyang-II của Trung Quốc đă ở vị trí gần với tàu sân bay mang trực thăng thuộc Nhật Bản mang tên Kaga.
Tàu Kaga của Nhật Bản. Ảnh: Business Insider
Thủy thủ đoàn tàu Lanzhou gửi tin nhắn qua radio tới tàu Kaga với nội dung: “Chào buổi sáng, rất vui được gặp các anh”.
Trong khi đó, tháng 8 vừa qua, quân đội Trung Quốc từng gửi thông điệp tới máy bay quân sự P-8A Poseidon của hải quân Mỹ trên bầu trời Biển Đông với nội dung “hăy rời đi ngay lập tức”.
Nhà b́nh luận quân sự của Kênh Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) Song Zhongping đánh giá: “Trung Quốc đă gửi thông điệp thân thiện bởi chiến hạm Nhật Bản chưa đi vào khu vực nhạy cảm”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời ông Song Zhongping cho rằng vụ việc trong tháng 10 này cho thấy Bắc Kinh luôn theo dơi chặt chẽ động thái của Mỹ và các đồng minh trong khu vực Biển Đông.
Trong một diễn biến liên quan, báo chí Nhật Bản đă đăng h́nh ảnh về hoạt động của Kaga tại Biển Đông trong tháng 9. Ở thời điểm đó, chiến hạm Hengshui của Trung Quốc đă theo dơi tàu Kaga của Nhật Bản. Hai tàu này đă liên lạc qua sóng radio để ghi nhận về sự hiện diện của nhau.
Trong năm 2017, Mỹ ước tính rằng qua 3 năm, Trung Quốc đă bồi đắp trái phép thêm 1.300 ha đất lên 7 đảo tại Biển Đông. Để phản đối động thái này của Trung Quốc, Mỹ đă thực hiện những cuộc tuần tra hàng hải tự do trên Biển Đông.
Theo phán quyết công bố ngày 12/7/2016 của Ṭa Trọng tài ở La Haye (Hà Lan), yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Phán quyết của Ṭa Trọng tài khẳng định Trung Quốc không có căn cứ lịch sử nào về vùng biển ở Biển Đông và Bắc Kinh không có cơ sở pháp lư để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong cái mà Bắc Kinh gọi là "đường 9 đoạn".
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lư và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh căi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
V́ vậy, mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mà không có sự đồng ư của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị"