Kỳ bầu cuwe Quốc hội giữa nhiệm kỳ Mỹ có nhiều "cái nhất". Có những sự kiện lần đầu xuất hiện trong lịch sử Mỹ. Một trong ng=hững số đó là 2 ứng viên Dân chủ Ilhan Omar và Rashida Tlaib đă trở thành những người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên trong Quốc hội Mỹ sau chiến thắng ở bầu cử giữa kỳ.
Omar là tín đồ đạo Hồi người Mỹ gốc Somali đầu tiên trở thành một nghị sỹ khi được bầu vào Hạ viện bang Minnesota năm 2016. Giờ đây, bà lại trở thành 1 trong 2 người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ.
Bà Ilhan Omar (phải) và bà Rashida Tlaib (trái). Ảnh: AP
Sau chiến thắng tại cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ hồi tháng 8 vừa qua, bà Omar đă thay thế Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Keith Ellison, người cũng giữ một “danh hiệu” đặc biệt là tín đồ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ.
Tại cuộc bầu cử giữa kỳ lần này, bà Omar đă giành chiến thắng trước ứng viên đảng Cộng ḥa Jennifer Zielinski.
Ngoài việc là 1 trong 2 người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội, bà Omar cũng là người Mỹ gốc Somali đầu tiên nắm giữ vị trí này.
Bà Omar đến Mỹ năm 12 tuổi với tư cách là một trẻ tị nạn. Omar chia sẻ với tờ TIME rằng, bà bắt đầu thích hoạt động chính trị và được truyền cảm hứng từ người ông vốn tôn sùng chính phủ dân chủ.
Sau chiến thắng năm 2016, bà Omar từng chia sẻ rằng sự nghiệp chính trị của bà không chỉ xoay quanh chuyện thắng hay thua và là việc “thay đổi cách nói về người nhập cư, phụ nữ da màu muốn tranh cử”.
Trong khi đó, ứng viên đảng Dân chủ ở Detroit, bà Rashida Tlaib là con gái của người nhập cư bất hợp pháp từ Palestine. Cũng như Omar, Tlaib ca ngợi những chính sách tiến bộ, trong đó có việc chăm sóc y tế cho tất cả mọi người và cải cách luật nhập cư.
Bà Omar và bà Tlaib được bầu vào Quốc hội trong một cuộc bầu cử giữa kỳ chứng kiến con số nữ ứng viên cao kỷ lục và nhiều gương mặt mới xuất sắc như Stacey Abrams, người tham vọng trở thành Thống đốc da màu đầu tiên ở Mỹ, hay Alexandria Ocasio-Cortez, người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội khi vừa bước sang tuổi 29./.