Cuocj chiến thương mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu dừng. Bắc Kinh đang tính mị phướng kế. Đây, Bắc Kinh quyết định lật lá bài tẩy trong cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang căng thẳng với chính quyền Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh “China Meets Europe” (tạm dịch: Đối thoại Trung Quốc và Châu Âu) diễn ra tại Hamburg vào ngày 29 tháng 11, nhằm thảo luận các vấn đề về phát triển và đối thoại giữa Bắc Kinh và châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của tờ báo Die Welt trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hamburg, Đại sứ Trung Quốc tại Đức Shi Mingde đặc biệt ca ngợi sự hợp tác ngày càng khăng khít giữa Bắc Kinh và Berlin. Đức vẫn là đối tác lớn nhất Trung Quốc tại EU.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Vladislav Belov, chuyên gia của Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga lưu ư rằng, “Doanh nghiệp châu Âu nh́n chung hài ḷng với mức độ hợp tác hiện tại với Trung Quốc mặc dù mọi thứ không đơn giản như vậy”.
“Rơ ràng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là tiền đề khách quan để EU và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ song phương. Tuy nhiên, mỗi bên đều có tầm nh́n chiến lược riêng về đối tác. Tương lai, nếu xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng hơn nữa, EU và Trung Quốc sẽ tăng cường quan hệ trên nhiều mặt”, Belov phân tích.
Đồng thời, chuyên gia Vladislav Belov cũng cảnh báo rằng, quá tŕnh này “có thể đi kèm với sự xuất hiện của những xung đột cục bộ nhất định”, bởi mỗi bên sẽ mặc cả hoặc cố giành lợi thế nhất định cho bản thân.
“Đối với doanh nghiệp châu Âu, họ quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, nhưng sự quan liêu, chậm chạp của EU không phải lúc nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc này”, Belov chỉ ra .
Ông Xu Feibiao, chuyên gia thương mại quốc tế của Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc nói rằng, “Châu Âu và Trung Quốc chịu áp lực mạnh từ Hoa Kỳ”. Điều Xu muốn ám chỉ đến đó là Bắc Kinh và EU cần phải là những đối tác chính thức để đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
“Liệu châu Âu có tính đến yếu tố của Mỹ trong việc xây dựng hợp tác với Trung Quốc? Thực tế, sức mạnh kinh tế của EU là hiển nhiên, và châu Âu dường như không cần phải để tâm đến Mỹ”, Xu nói với Sputnik.
Chuyên gia Trung Quốc khẳng định, vấn đề lợi nhuận sẽ vẫn là yếu tố quan trọng nhất để EU quyết định lựa chọn đối tác thương mại của ḿnh.
“EU sẽ luôn theo đuổi lợi ích riêng của họ. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu lớn hơn giữa châu Âu và Mỹ, đó là lư do tại sao hợp tác Trung Quốc-EU có triển vọng rất rộng”, Xu nhấn mạnh.
Kira Godovanyuk, một chuyên gia khác của Viện Châu Âu, đă nói với Sputnik về tác động có thể có của Brexit đối với “tam giác Trung Quốc-Anh-EU mới”. Theo bà Godovanyuk, “vẫn chưa rơ liệu Vương quốc Anh có thể độc lập xây dựng quan hệ với Trung Quốc hay không”.
Godovanyuk cho rằng “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ của Anh với Trung Quốc có thể sẽ diễn ra trong trường hợp Brexit cứng, có nghĩa là Anh sẽ dỡ bỏ những hạn chế giao thương với Trung Quốc.
“Nếu thỏa thuận Brexit chỉ là h́nh thức, triển vọng cho một chính sách thương mại độc lập với Bắc Kinh sẽ là rất mơ hồ v́ Anh sẽ bị ngăn cản theo đuổi chính sách thương mại độc lập do vẫn bị hạn chế bởi luật pháp của EU”, bà Godovanyuk kết luận