Sư tử là một trong những loài động vật quư hiếm. Chúng đă bị cấm giết hại. Một nhóm người Việt ở Nam Phi bị cáo buộc giết 40 con sư tử.
News 24 dẫn lời phát ngôn viên cơ quan điều tra trọng án của Nam Phi Hawks cho hay nhóm nghi phạm sa lưới vào hôm 25/11, trong một chiến dịch trấn áp do nhiều đơn vị cảnh sát của nước này phối hợp thực hiện.
Họ đă theo dơi chặt chẽ các hoạt động của nhóm này tại một trang trại gần thành phố Klerksdorp, tây bắc Nam Phi, suốt một thời gian dài. Ít nhất 40 con sư tử được cho là bị giết tại trang trại trên chỉ trong hai ngày 23 và 24/11.
8 nghi phạm bị chặn lại khi đang lái xe đến một trang trại khác. Những người Việt bị bắt là Nguyen Huu Son, 30 tuổi, Nguyen Van Tuan, 33 tuổi, Dao The Thanh, 38 tuổi, Pham Van Khue, 56 tuổi, Chanh, 56 tuổi và Cu Quoc Thang, 60 tuổi.
Khám xét các phương tiện, cảnh sát thu giữ nhiều xương, thịt sư tử, một tấm da hổ, các b́nh gas, đầu đốt gas, các hộp đựng, cưa, dao và nhiều công cụ khác được tin để xử lư xương sư tử.
Nhóm nghi phạm cũng dẫn cảnh sát đến trang trại giết mổ sư tử. Tại đây, họ t́m thấy một tấm da sư tử vứt trong bụi cây và nhiều máy móc lớn trong gara được cho là dùng để cắt xương.
Nghi phạm thứ 9, người đóng vai tṛ chủ chốt trong băng nhóm, đă ra đầu thú hôm 27/11. Một trong các nghi phạm người Nam Phi mới 22 tuổi, làm việc tại một trại săn bắn khét tiếng của người Việt, có liên quan tới hoạt động săn bắn tê giác, buôn lậu sừng tê, xương sư tử và các bộ phận cơ thể của hổ.
Các nghi phạm đă hầu ṭa Thẩm phán Klerksdorp hôm 27/11 và đối mặt với 7 tội danh, trong đó có tiến hành các hoạt động trái phép liên quan đến những loài động vật được bảo vệ hoặc thuộc nhóm bị đe dọa.
Cảnh sát đang truy t́m thêm nghi phạm, trong khi việc xét xử được tŕ hoăn tới ngày 5/12 tới để điều tra thêm. Các nghi phạm hiện vẫn bị giam giữ nhưng được nộp đơn xin bảo lănh.
Hội đồng Quốc gia Xă hội về pḥng chống sự tàn ác đối với động vật Nam Phi đang yêu cầu ṭa án ngăn chặn việc chính phủ nước này cho phép xuất khẩu xương sư tử sang Đông Nam Á, nơi chúng được chế biến thành các loại thuốc được tin là chữa “bách bệnh”.