T́nh h́nh căng thẳng Nga và Ukraine đă phần nào giảm nhiệt. Vừa qua Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin thông báo, Nga đă cho phép các quan chức nước này gặp 3 thủy thủ từ các tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ ở vùng biển của Nga tháng trước. Như vậy Nga đă dịu hơn mấy hôm trước.
Vụ Nga bắt giữ tàu chiến Ukraine đă thổi bùng căng thẳng giữa 2 nước.
"Các lănh sự của chúng tôi sắp gặp 3 thủ thủy bị thương của chúng tôi", ông Klimkin cho biết sau một cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Milan, Italy hôm 6.12.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine cho biết thêm rằng, các cuộc gặp với 21 thủ thủy c̣n lại để kiểm tra sức khỏe của họ đă được lên kế hoạch trong tuần này.
Nhà hoạt động nhân quyền người Nga Tatiana Moskalkova cho biết, 3 thủy thủ Ukraine đang được điều trị trong khu y tế của một nhà tù ở Moscow, và sức khỏe của họ đă ổn định.
Giới chức biên giới Nga đă bắt giữ 3 tàu và 24 thủ thủy Ukraine vào ngày 25.11 v́ xâm phạm lănh hải nước này. Các tàu Ukraine bị tố bỏ qua các cảnh báo từ phía Nga để dừng lại và hành động một cách nguy hiểm. Một trong những thủy thủ sau đó thú nhận rằng anh ta nhận thức được bản chất khiêu khích của hành động trên.
Trong một động thái liên quan, hôm 6.12 Lầu Năm góc thông báo rằng, Mỹ và các đồng minh đă thực hiện chuyến bay đặc biệt trên bầu trời Ukraine theo Hiệp ước Bầu trời Mở (OST) để thể hiện sự ủng hộ của Washington với Kiev, sau khi Nga bắt ba tàu chiến của Ukraine.
Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện chuyến bay "đặc biệt" trong khuôn khổ OST từ năm 2014, thời điểm xung đột bùng phát ở miền đông Ukraine và Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Những chuyến bay như vậy thường không có trong kế hoạch, diễn ra khi t́nh h́nh bất thường xuất hiện ở một nước thành viên hiệp ước.
Quân đội Mỹ cho biết Kiev đă đề xuất thực hiện chuyến bay. Theo đó, một chiếc OC-135 chở theo nhiều quan sát viên từ Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Anh, Romania và Ukraine đă bay trên bầu trời Ukraine hôm 6.12.
Tuy nhiên, trả lời về phản ứng của Mỹ với vụ Nga bắt 3 tàu chiến Ukraine trên Biển Đen, Đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khẳng định kế hoạch quân sự chưa được Washington bàn tính.
"Nhiệm vụ của tôi với tư cách một quân nhân là đảm bảo cho Tổng thống có sẵn các lựa chọn trong trường hợp cần dùng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, Mỹ hiện chưa có phản ứng quân sự nào và thậm chí chưa thảo luận về đáp trả quân sự đối với sự kiện trên biển Azov", đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ trả lời phỏng vấn Washington Post ngày 7.12.
Theo tướng Dunford, cộng đồng quốc tế cần phản ứng bằng ngoại giao, kinh tế hoặc an ninh với vụ Nga bắt ba tàu Ukraine, không nhất thiết phải đáp trả quân sự. Ông cũng chưa có cuộc thảo luận đặc biệt nào về sự việc với người đồng cấp Nga, đại tướng Valery Gerasimov.