Vào ngày nữ giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ. Nhà khoa học Mỹ gốc Hoa bất ngờ nhảy lầu tự sát tại Mỹ, qua đời ở tuổi 55. Cùng t́m hiểu sau những thông tin nhà khoa học Mỹ gốc Hoa trước đây tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc và tin tiếp xúc với công ty Huawei có liên quan ǵ đến cái chết bí ẩn của nhà khoa học Mỹ?
Những người theo thuyết âm mưu gắn cái chết của ông Trương Thủ Thịnh với việc bà Mạnh Văn Chu bị bắt
Ngày 6.12, trường Đại học Stanford và người thân của Trương Thủ Thịnh đều đă xác nhận tin ông qua đời. Người nhà ông nói trong một văn bản tuyên bố, Trương Thủ Thịnh đă bất ngờ qua đời hôm 1.12 sau một thời gian chống chọi với chứng trầm cảm.
Trương Thủ Thịnh sinh năm 1963 tại Thượng Hải, 15 tuổi đă vào học tại khoa Vật lư, Đại học Phục Đán; 17 tuổi được cử sang CHLB Đức học, cùng năm qua Mỹ học nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại phân hiệu Stony Brook University trực thuộc Đại học bang New York; người trực tiếp hướng dẫn là Giáo sư Dương Chấn Ninh, người đă đoạt giải Nobel về Vật lư. Năm 1987 ông lấy được bằng Tiến sĩ, năm 1993 ông được Đại học Stanford mời giảng dạy tại khoa Vật lư, hai năm sau th́ trở thành Giáo sư suốt đời của khoa này ở tuổi 32.
Những thành tựu xuất sắc của Trương Thủ Thịnh về Vật lư Lượng tử đă đưa ông trở thành người nổi tiếng trên quốc tế, Năm 2007, Tạp chí “Science” của Mỹ coi thành quả nghiên cứu của ông và đồng nghiệp là một trong “10 thành tựu lớn mang tính đột phá quan trọng toàn cầu”. Đó là chứng minh được giả thiết về hạt fermion của nhà vật lư Ettore Majorana mà các nhà vật lư vất vả t́m kiếm trong suốt 80 năm trước đó. Trương Thủ Thịnh đă đặt tên cho loại hạt bí ẩn mà ông t́m thấy là “Hạt Thiên sứ”.
Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ḿnh, Trương Thủ Thịnh đă được nhận tất cả các giải thưởng lớn về Vật lư, chỉ ngoại trừ giải Nobel. Trương Thủ Thịnh là Viện sỹ Viện Mỹ thuật và Khoa học Mỹ (American Academy of Arts and Sciences), Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (United States National Academy of Sciences, NAS), Viện sỹ quốc tich nước ngoài Viện Khoa học Trung Quốc. Giáo sư Dương Chấn Ninh, người đă nhận giải Nobel Vật lư từng nhận xét về người học tṛ của ông: “Đối với cậu ấy, việc được nhận giải Nobel chỉ c̣n là vấn đề thời gian”.
Những thành tựu của ông Trương Thủ Thịnh được chính phủ Trung Quốc chú ư, năm 2009 ông được lựa chọn tham gia “Kế hoạch ngàn người” – tức kế hoạch du nhập nhân tài từ nước ngoài về của Trung Quốc. Ông được Đại học Thanh Hoa mời về làm đồng Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Khoa học và công nghệ Lượng tử, nhiều lần được các nhà lănh đạo Trung Quốc tiếp và biểu dương. Tháng 1.2018, Trương Thủ Thịnh đă được trao Giải thưởng Khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2017 với sự có mặt của các ông Tập Cận B́nh, Lư Khắc Cường...
Ông Trương Thủ Thịnh đă được trao Giải thưởng thành tựu Khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2017
Năm 2012, phát biểu tại Diễn đàn thế kỷ của Đại học Thanh Hoa, Trương Thủ Thịnh nhớ lại chặng đường phát triển của ông: “Năm 2008, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy “Kế hoạch ngàn người”, cá nhân tôi rất vinh hạnh khi gặp được cơ hội như thế. Nhớ lại năm 1978, hồi đó bắt đầu khôi phục thi đại học, thực hiện Cải cách mở cửa; tôi chưa học Cao trung (tức Trung học Phổ thông) vẫn thử tham gia dự thi và đă đỗ ngay. Sau đó, Trung Quốc bắt đầu cử lưu học sinh đi du học, tôi chọn được đào tạo dài hạn tại Đại học Berlin. Sau đó tôi giảng dạy tại Đại học Stanford, vẫn luôn nhớ đến sự phát triển của đất nước. Khi mà Trung Quốc cần dùng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy phát triển th́ “Kế hoạch ngàn người” được triển khai, đă cho tôi một cơ hội mới; sự giao lưu học thuật của tôi với các đồng nghiệp trong nước ngày càng rộng mở và dày hơn”.
Gần đây, “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc gây nên sự chú ư và lo ngại của các giới quốc pḥng, t́nh báo và học thuật Mỹ. Họ chỉ trích đây là bộ phận quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chuyển nhượng, sao chép để cuối cùng đuổi kịp và vượt Mỹ về quân sự, công nghệ...Mục tiêu của họ là thúc đẩy việc di chuyển công nghệ và bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ tới Trung Quốc một cách hợp pháp và cả phi pháp.
Năm 2013, Trương Thủ Thịnh và nhà Vật lư người Anh Stephen Hawking đă được trao Giải thưởng Vật lư cơ sở. Sau khi được nhận giải, ông đă phát biểu trên đài Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV): “Tôi cũng là người đặc biệt tán thành tư tưởng Giấc mộng Trung Hoa do Chủ tịch Tập Cận B́nh đề ra”. Ông đă cho các phóng viên xem bức ảnh ông và một học giả trẻ người Trung Quốc chụp chung với Giáo sư Dương Chấn Ninh. Ông nói, 3 thế hệ học giả có bối cảnh và cuộc sống khác nhau, “nhưng chúng tôi đều có chung một giấc mộng”.
Trương Thủ Thịnh không nói rơ thêm “giấc mộng chung” đó là ǵ, nhưng mọi người đều hiểu đó chính là “Giấc mộng Trung Hoa”, thực hiện “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” mà ông Tập Cận B́nh đă không ngần ngại nói ra. “Giấc mộng” đó bị các học giả phương Tây giải thích là “Chiến lược bí mật để Trung Quốc thay thế Mỹ bá chủ toàn cầu”.
Cũng năm 2013, Trương Thủ Thịnh và Cốc An Giai – một học tṛ của ông ở Đại học Stanford cùng nhau sáng lập ra quỹ đầu tư mang tên Danhua Capital. Công ty đầu tư mạo hiểm này đặt ở Silicon Valley, có số vốn ban đầu là 434,5 triệu USD, đầu tư cho hơn 100 công ty startup có tiềm năng nhất ở Mỹ, phần lớn trong các lĩnh vực nhạy cảm trí tuệ nhân tạo (AI), người máy, số liệu và blockchain.
Báo chí Trung Quốc công khai đưa tin, đứng sau quỹ Danhua Capital là Tập đoàn phát triển Trung Quan Thôn của Trung Quốc – một công ty quốc doanh được chính quyền thành phố Bắc Kinh tài trợ. Năm 2006, một Trung tâm sáng tạo Trung Quan Thôn - Silicon Valley diện tích 7 ngàn mét vuông đă được khánh thành tại thành phố Santa Clara, tiểu bang California.
Sự thâm nhập của Trung Quốc vào Silicon Valley đă khiến các giới ở Mỹ chú ư. Hồi tháng 6.2018, hăng Reuters đưa tin, hơn 20 công ty đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley đă có mối quan hệ mật thiết với các quỹ của chính phủ hoặc công ty quốc doanh của Trung Quốc. Hồi tháng 11, bản ‘Báo cáo điều tra Khoản 301 cập nhật” của Văn pḥng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) nói, có chứng cứ cho thấy chính phủ Trung Quốc đă lợi dụng một loạt công ty đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) ở Silicon Valley và một số trung tâm công nghệ để tạo thành một mạng lưới. Đầu tư và các hoạt động liên quan của họ nhằm thúc đẩy thêm mục tiêu chính sách của chính phủ Trung Quốc trong giới doanh nhân. Báo cáo đă nêu đích danh tên Danhua Capital là một trong số các công ty lợi dụng đầu tư mạo hiểm để giúp chính phủ Trung Quốc có được các công nghệ mũi nhọn và bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan của Mỹ.
Tiến sĩ Điền Nguyên, một b́nh luận viên thời sự người Hoa cho rằng, “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc gắn kết các nhà khoa học gốc Hoa với Bắc Kinh, đương nhiên bị người Mỹ chú ư. Một ví dụ điển h́nh là Trung tâm Y học Tây Nam của Đại học University of Texas: có ít nhất 4 giáo sư gốc Hoa tham gia “Kế hoạch ngàn người” đă bị điều tra, bị sa thải thoặc bị buộc từ chức.
Ông Điền Nguyên nói, Danhua Capital của Trương Thủ Thịnh bị chính phủ Mỹ điều tra, thậm chí “Báo cáo 301” c̣n trực tiếp điểm tên, nói quỹ đầu tư này là “lô cốt đầu cầu” của Trung Quốc ở Đại học Stanford và Silicon Valley, chuyên thu thập những công nghệ mà Trung Quốc đang cần. Ông nhấn mạnh, “Kế hoạch ngàn người” bị coi là sự xâm thực các nhà khoa học người Hoa ở nước ngoài; chỉ cần có tên trong “Kế hoạch ngàn người” là về cơ bản đă trở thành đối tượng điều tra hàng đầu của FBI.
Ông nói: “Chỉ cần người nào tham gia “Kế hoạch ngàn người” là về cơ bản đă đối mặt với áp lực từ hai phía:một là từ phía chính phủ Mỹ và một đến từ phía Trung Quốc. Họ biệt đăi anh và quyết không để anh không có sự báo đáp lại”.
Ngày 6.12, nhiều báo chí Trung Quốc khi đưa tin Trương Thủ Thịnh qua đời đều thống nhất nói là do “mắc chứng trầm cảm”; tuy nhiên trên các diễn đàn mạng xă hội ở bên trong Trung Quốc và hải ngoại lại lan truyền các thông tin khác hẳn.
Có tin nói ông Trương Thủ Thịnh do đầu tư thất bại, đă tự sát v́ không chịu nổi trách nhiệm. Lại có tin nói do ông đang bị FBI điều tra. Nhiều người chú ư đến sự trùng hợp: hôm ông Trương Thủ Thịnh tự sát cũng chính là ngày bà Mạnh Văn Chu – Phó chủ tịch, CFO của Huawei bị bắt giữ tại Canada. Có nguồn tin nói, 1 ngày trước đó hai người c̣n tham dự hoạt động bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Buenos Aires. Lại có tin nói, năm ngoái ông Trương Thủ Thịnh đă tiếp xúc với giới chức lănh đạo Huawei tại Thâm Quyến để thương lượng chuyện hợp tác với nhau...Về vụ này, tin công khai trên báo chí cho biết, ngày 1.4.2017, trong thời gian tham dự Hội nghị cấp cao IT tại Thâm Quyến, Trương Thủ Thịnh đă gặp gỡ Dư Thừa Đông, Chủ tịch Công ty Trung Đoan trực thuộc Tập đoàn Huawei. Vụ này được coi là hai bên bàn chuyện hợp tác chế tạo chip bán dẫn.
Đủ mọi tin đồn xung quanh Trương Thủ Thịnh chưa được xác nhận; có lẽ chúng sẽ măi măi trở thành điều bí ẩn không thể được làm sáng tỏ đi theo cái chết đột ngột của ông.