Vừa qua có thông tin rằng Mỹ sẽ rút quân tại Syria khiến giới chuyên môn ngỡ ngàng. Sao Mỹ có thể bỏ "con mồi" béo bở này sau bao năm bỏ công sức và tiền bạc. Đây là lư do chăng?
Theo báo Anh Express, Tổng thống Nga Putin dường như đang áp dụng chiến thuật mới để ép Mỹ rút khỏi Syria bằng cách đẩy mạnh việc thử nghiệm hàng loạt vũ khí mới, tăng cường pḥng thủ và tăng số lượng binh sĩ gần các khu vực do Washington kiểm soát ở Syria.
Nga được cho là đang thực hiện một loạt chiến thuật mới để ép Mỹ rút khỏi Syria.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov ngày 17.12 vừa thông tin chi tiết về việc thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới của Nga tại Syria. Các loại vũ khí này bao gồm tên lửa pḥng không Pantsir S1, hệ thống tên lửa đạn đạo trên mặt đất Iskander-M, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160, máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3, chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29K và trực thăng Ka-52K Katran.
Theo Sputnik, ông Borisov c̣n tự hào nhấn mạnh rằng, tiêm kích Su-35 và Su-30SM đă được thử nghiệm thành công vượt cả mong đợi. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nga cũng tiết lộ rằng, nhờ triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-300 tối tân tại Syria hồi tháng 10 mà các máy bay Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu đă "giảm đáng kể" ở đông bắc nước này kể từ đó.
Năm 2011, Mỹ, Israel cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar là những nước ủng hộ phe nổi dậy với đe dọa sẽ chấm dứt thời kỳ lănh đạo của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, sau đó, khi cuộc nội chiến Syria ngày càng lan rộng cùng với sự nổi lên của những nhóm Hồi giáo cực đoan đặc biệt là tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mỹ đă thành lập một liên minh quân sự và bắt đầu chiến dịch không kích tiêu diệt IS, giải phóng các vùng lănh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria bị chúng chiếm đóng.
Trong khi đó, Nga cũng can thiệp trực tiếp vào Syria năm 2015 sau khi nhận lời kêu gọi giúp đỡ từ chính quyền Tổng thống Assad.
Theo đó, cả Nga và Mỹ đă tiến hành nhiều cuộc tấn công riêng rẽ nhằm đánh bại IS nhưng cũng để lại nhiều vấn đề chính trị căng thẳng, đe dọa bùng nổ một cuộc xung đột mới.
Căn cứ quân sự của Mỹ ở Al-Tanf là khu vực gây nhiều tranh căi khi cả Nga và Syria nhiều lần cáo buộc Washington đào tạo khủng bố tại đây.
Đầu tháng 12.2018, các nguồn tin chính thức của Syria cáo buộc Mỹ đă tấn công một số vị trí quân sự của Syria gần khu vực Al-Sukhna từ căn cứ Al-Tanf, trong khi liên quân do Mỹ dẫn đầu th́ khẳng định liên quân này chỉ tấn công các địa điểm của IS.
Một vài ngày sau, Tướng Nga Valery Gerasimov cho biết ông đă đề xuất với liên quân Mỹ về việc để Nga cùng kiểm soát căn cứ Al-Tanf nhưng Washington đă phớt lờ.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Tướng Gareyev ngày 17.12 b́nh luận rằng, một cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và Mỹ là điều không thể xảy ra nhưng sự hợp tác giữa các đơn vị của Nga và Syria trong khu vực có thể gây sức ép để Mỹ phải rời khỏi căn cứ Al-Tanf.
"Tôi không nghĩ rằng các đơn vị của Nga xung đột với lực lượng của Mỹ ở gần Al-Tanf. Quân đội Nga hiện diện ở Syria là hợp pháp chứ không giống như các lực lượng của Lầu Năm Góc. Lực lượng của Nga và Syria tập trung gần Al-Tanf để đảm bảo sự ổn định tại đây, tiêu diệt những kẻ khủng bố IS và giúp đỡ những người ở trại tị nạn Rukban. Thực tế, những động thái này có vai tṛ như những biện pháp phi quân sự hướng đến việc buộc Mỹ phải rút khỏi lănh thổ Syria", ông Gareyev nhận định với báo Nga Nezavisimaya Gazeta.
Một số nhà phân tích cho rằng việc Mỹ hiện diện ở Syria ngoài mục tiêu đánh bại IS th́ c̣n để kiềm chế ảnh hưởng của Iran và đảm bảo một tiến tŕnh chính trị buộc Tổng thống Syria Assad phải từ bỏ quyền lực.