Sau khi kết thúc chiến tranh, có tới 300.000 liệt sĩ Việt Nam mất tích. Nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, các gia đ́nh Việt Nam vẫn miệt mài t́m kiếm hài cốt, một giảng viên Mỹ viết.
Một cựu chiến binh Việt Nam thắp hương tại một nghĩa trang ở Hà Nội nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ (Ảnh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP)
Trong một bài viết trên báo New York Times, giảng viên tại Đại học California, San Diego (Mỹ) Joseph Babcock, người hiện đang thực hiện một cuốn sách về Việt Nam đương đại, viết:
Vào ngày 27/7, ngày mà các bộ hài cốt được tin là thuộc về các binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Triều Tiên được B́nh Nhưỡng trao trả cho phía Mỹ, tôi đang lái xe từ Hà Nội tới tỉnh Yên Bái ở phía bắc Việt Nam. Người tổ chức chuyến đi chúng tôi sáng hôm đó là Ngô Thúy Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lư cho gia đ́nh liệt sĩ (MARIN), một tổ chức phi chính phủ địa phương chuyên trợ giúp các gia đ́nh người Việt t́m kiếm hài cốt của người thân.
Hơn 300.000 liệt sĩ Việt Nam được tin là vẫn mất tích sau Chiến tranh Việt Nam, một con số thống kê vẫn gây đau ḷng cho hàng ngh́n gia đ́nh, chủ yếu ở miền Bắc. Và mặc dù chính phủ đă có các nỗ lực to lớn nhằm t́m kiếm những người mất tích, nguồn lực chi cho hoạt động t́m kiếm các liệt sĩ này vẫn khá nhỏ so với các nguồn lực mà Mỹ chi để t́m kiếm khoảng 1.600 binh sĩ Mỹ (được gọi là tắt M.I.A.) hiện mất tích trong cuộc chiến.
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, việc có một thành viên trong gia đ́nh mất tích là rất đau ḷng. Người Việt tin rằng nếu những người chết không được t́m thấy và chôn cất cùng tổ tiên tại quê nhà, nơi người thân trông nom và thờ cúng, th́ người mất tích đó trở thành linh hồn thất lạc, lang thang không nhà và bị bỏ đói.
Chúng tôi đă tới một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô thành phố Yên Bái để thăm cụ Nguyễn Thị Sinh, 96 tuổi, người đă mất 2 con trai trong Chiến tranh Việt Nam. Vào năm 2014, cụ Sinh đă được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, danh hiệu được trao tặng cho khoảng 40.000 bà mẹ trên khắp Việt Nam đă có những đóng góp và hi sinh to lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.
Người con trai thứ 2 của cụ Sinh, tên là B́nh, hy sinh vào năm 1973 gần thành phố Huế. Hài cốt của anh được t́m thấy và an táng tại nghĩa trang quê nhà. Trong khi đó, người con trai lớn, tên Ky, được cho là hi sinh vào năm 1968 tại tỉnh B́nh Định, vẫn mất tích.
"Tôi cố gắng không lo lắng v́ lo cũng không giải quyết được ǵ", cụ Sinh nói. "Nhưng sẽ là điều tốt nếu con trai tôi có thể trở về vào cuối năm nay".
Bên phải nơi chúng tôi ngồi là ban thờ bằng gỗ có bát hương và hoa quả. Trên tường treo ảnh của liệt sĩ B́nh và Ky trong bộ quân phục.
Một t́nh nguyên viên trong nhóm của chịHằng ngồi bên cạnh cụ Sinh, nắm tay cụ và nói rằng quá tŕnh t́m kiếm cần có thời gian, cần xem xét nhiều tài liệu cũ và liên lạc với nhiều người.
"Đúng, đúng, tôi biết. Thật sự là tôi vui khi nghe bất kỳ tin tức nào về con trai", cụ nói.
Tại Hà Nội, chị Hằng điều hành tổ chức MARIN từ một căn hộ có 2 pḥng trong một ṭa nhà cũ chung cư ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. Căn hộ cũng đồng thời là nhà chị. Tổ chức MARIN chỉ có các nguồn tài trợ cá nhân nhỏ lẻ và hoạt động với ngân sách thường niên vào khoảng 10.000 USD.
Một ngày trước đó, cảnh tượng tại pḥng chính căn hộ của chị Hằng khá đông đúc. Người thân của những liệt sĩ mất tích đă tới đây để chờ đến lượt nhận tư vấn của chị Hằng. Chị ngồi trước một máy tính đặt trên chiếc bàn gần bếp, kiên nhẫn tṛ chuyện với những vị khách đang đề nghị trợ giúp và những người khác thông qua 2 điện thoại di động.
"Bác cần gọi điện cho văn pḥng quân sự địa phương tại tỉnh Ninh Thuận và xem ông ấy hi sinh thế nào và ở đâu", chị Hằng nói qua điện với một người đang t́m kiếm bác ḿnh.
Sau 15 năm trợ giúp các gia đ́nh t́m kiếm các liệt sĩ mất tích, chị Hằng giờ đây đă trở thành một chuyên gia về nghiên cứu các hồ sơ quân đội và tài liệu chính phủ. Các gia đ́nh t́m kiếm sự trợ giúp của chị thường là có rất ít thông tin ngoài giấy báo tử - gồm tên, ngày tháng năm sinh, ngày nhập ngũ, ngày và nơi hi sinh (thường ghi là "Mặt trận phía Nam"). Đối với nhiều gia đ́nh, tổ chức của chị Hằng là hi vọng duy nhất của họ.
Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, chính phủ Việt Nam đă có các bước đi nhằm t́m kiếm các hài cốt liệt sĩ. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhóm thu nhập hài cốt chính thức đă tới các tỉnh ở miền trung, các địa điểm nơi từng diễn ra các trận đấu ác liệt nhất, để đào bới những ngôi mộ bị chôn qua loa. Nhiệm vụ nhận dạng các hài cốt là rất phức tạp do sự khốc liệt của cuộc chiến, do các loại pháo phía Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng ḥa từng sử dụng, vốn mạnh tới nỗi chúng thường quét sạch mọi thứ trên đường đi qua. Thậm chí khi nhóm t́m kiếm phát hiện một hài cốt hoặc một bộ xương, việc nhận dạng rất khó v́ các liệt sĩ không có thẻ quân nhân.
Không bỏ cuộc
Ngày nay, Việt Nam đă trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng các hậu quả của cuộc chiến đă đeo đẳng một thời gian dài, một phần do các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ. Kết quả là, trong những năm tháng sau chiến tranh, chính phủ Việt Nam và các gia đ́nh không có đủ nguồn lực để t́m kiếm những người mất tích.
Cho tới đầu những năm 2000, khi t́nh h́nh kinh tế của Việt Nam đă cải thiện đáng kể sau các cải cách thị trường vào những năm 1990, các gia đ́nh bắt đầu chú trọng với việc t́m kiếm người thân. Nhiều gia đ́nh đă tự bỏ tiền đi từ bắc vào các tỉnh miền Trung để t́m kiếm các liệt sĩ mất tích. Mặc dù chính phủ Việt Nam đă có các nỗ lực lớn nhằm thu thập và nhận dạng các hài cốt, các nỗ lực này c̣n khá hạn chế.
"Về mặt lư thuyết, gia đ́nh có thể đăng kư và đề nghị quân đội t́m kiếm hài cốt người bác của tôi, nhưng tôi biết việc đó mất nhiều thời gian và có thể không hi vọng nhiều", một người Hà Nội đă dành 10 năm để t́m kiếm một liệt sĩ mất tích cho biết.
Chính phủ tập trung các nỗ lực t́m kiếm hầu hết vào những ngôi mộ tập thể và trợ giúp những gia đ́nh biết chính xác nơi người thân của họ hi sinh. Nhưng hàng ngh́n, hàng ngh́n gia đ́nh khác không có thông tin này.
Vào năm 2014, chính phủ Việt Nam công bố chi khoảng 25 triệu USD cho một dự án nhận dạng ADN quy mô lớn - một dự án liên kết với công ty công nghệ sinh học Bioglobe của Đức. Nhưng dường như chưa có nhiều chuyển biến.
Trong khi đó, phía Mỹ chi khoảng 100 triệu USD mỗi năm cho các nỗ lực t́m kiếm khoảng 1.600 binh sĩ được thống kê là mất tích tại Đông Nam Á. Kể từ năm 1991, Mỹ đă mở một văn pḥng tại Hà Nội hỗ trợ t́m kiếm những người mất tích.
Việt Nam cũng hỗ trợ t́m kiếm các binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh. Cơ quan Việt Nam t́m kiếm người mất tích (VNOSMP) được thành lập 45 năm trước và đă trợ giúp t́m kiếm và hồi hương 972 bộ hài cốt của quân nhân Mỹ. VNOSMP cũng huy động hàng ngh́n nhân viên của cơ quan này và sự hỗ trợ của hàng chục ngh́n quan chức và người dân địa phương trên khắp cả nước.
Các liệt sĩ mất tích Việt Nam không bao giờ bị lăng quên. Việc t́m kiếm các hài cốt đă trở thành mối quan tâm của công chúng. Các câu chuyện t́m kiếm và thu nhập hài cốt đă trở thành chủ đề của các chương truyền h́nh đặc biệt, văn học sau chiến tranh và các bài viết trên báo chí.
Một buổi tối, tôi đă gặp và tṛ chuyện với một tài xế taxi tên là Tuấn và biết rằng hai trong số những người bác của anh cũng hi sinh trong chiến tranh và được xác định là mất tích. Gia đ́nh đă tiến hành nhiều cuộc t́m kiếm, thậm chí đi xe riêng tới Quảng Trị để t́m kiếm các hài cốt. Họ đă t́m được một bộ hài cốt, nhưng một người bác khác tên là Thanh vẫn mất tích.
Một vài ngày sau đó tôi tới thăm gia đ́nh anh Tuấn để t́m hiểu câu chuyện từ bố mẹ anh, cũng là các cựu chiến binh.
Mẹ của anh Tuấn, bà Minh, đă kể lại chuyến đi t́m kiếm gần nhất, khi gia đ́nh đă phải cắt ngắn chuyến đi và trở về Hà Nội tay trắng.
"Bạn sẽ làm ǵ bây giờ?", bà hỏi. Bà nh́n tôi trong giây lát như thế biết rơ câu trả lời rồi.
"Tiếp tục t́m kiếm thôi. Chúng tôi đă lên kế hoạch một chuyến đi khác vào năm tới", bà nói.
VietBF © sưu tầm