Thịt vịt có thể ăn với bất cứ thứ gì trừ 2 thứ này nếu không muốn rước bệnh tật cho cả gia đình. Nhiều người thích ăn thịt vịt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần tránh ăn thịt vịt với hai thứ này.
Tác dụng của thịt vịt đối với sức khỏe
Tốt cho dạ dày
Thịt vịt có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Sách "Nhật dụng bản thảo" của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần...” và “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vận động của nước trong cơ thể”.
Tốt cho tim
Hội Tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng lưu ý rằng lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao, cứ mỗi 1kg thịt vịt thì có khoảng 25mg cholesterol. Ngoài ra thịt vịt cũng có nhiều chất béo bão hòa.
Vì vậy, khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp bạn giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.
Chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch
Trong máu của các loại gia cầm, nhất là loài vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Tốt cho người suy nhược cơ thể sau bệnh
Thịt vịt có vị ngọt, tính mát nên tăng cường ăn thịt vịt có thể giúp khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước)... ở những người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.
Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt
1. Thịt vịt kỵ ba ba
Không nấu chung hoặc ăn cùng nhau thịt vịt với ba ba, vì hai loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng.
Thịt ba ba ngọt bình không độc, thịt vịt thuộc tính mát. Cho nên thịt vịt không nên ăn chung với ba ba, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.
2. Mận
Thịt vịt tính mát còn mận tính nóng, khi ăn hai thứ này cùng nhau dễ sinh nóng ruột.
Những người không nên ăn thịt vịt
Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người mới phẫu thuật: Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.