Dó là lời răn đe của tướng Trung Quốc. Trung Quốc không muốn một nước ngoài ASEAN ca thiệp vào Biển Đông để chúng dễ bề thôn tính. Biển Đông phả là ao nhà của chúng.
Sau cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận B́nh tại Buenos Aires ngày 1.12.2018, cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước đă tạm thời bước vào thời kỳ “hưu chiến” trong 3 tháng. Nhưng đối với một số nhân vật được coi là “phái diều hâu” trong quân đội Trung Quốc th́ chiến lược “Kiềm chế toàn diện Trung Quốc” của Mỹ giờ mới bắt đầu và cần phải có biện pháp giáng trả mạnh mẽ để phá nó...
Tướng La Viện chủ trương đánh ch́m tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông để răn đe
Tướng La Viện: “Phải đánh ch́m tàu sân bay Mỹ”
Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều “DWNews” được cho là thân cận với Bắc Kinh, hôm 20.12 Trung Quốc đă tổ chức tại Thâm Quyến “Hội nghị công nghiệp quân sự 2018”, La Viện, Phó Tổng thư kư Hội Khoa học quân sự Trung Quốc” đă có bài phát biểu dài tập trung nói về vấn đề đối đầu Trung - Mỹ.
Ngày 23.12, toàn văn bài nói của La Viện được đăng tải trên tạp chí “Hoa Sơn cung kiếm” dưới tiêu đề “Thiếu tướng La Viện: Chiến tranh mậu dịch Trung - Mỹ là ǵ? V́ sao? Làm thế nào”.
La Viện, nhân vật được cho là đại diện cho phái "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc.
La Viện cho rằng, xem xét chiến lược của nước Mỹ gần đây th́ thấy xuất hiện 6 biến đổi lớn. Bao gồm:
1. “Ưu tiên nước Mỹ” đă trở thành kim chỉ nam cho hành động chiến lược của Mỹ. Ưu tiên nước Mỹ đă được chính thức viết vào “Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ”. Ưu tiên nước Mỹ vốn là khẩu hiệu tranh cử của Donald Trump, nhưng hiện nay Mỹ đă đưa nó vào Chiến lược An ninh Quốc gia giấy trắng mực đen. Cho nên hiện nay người ta thấy tất cả các hành động chiến lược của Mỹ đều xoay quanh 4 chữ này. Nó hiện đă trở thành kim chỉ nam hành động chiến lược của Mỹ. Từ việc Mỹ gây Chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mỹ rút khỏi các tổ chức hay hiệp ước quốc tế, Mỹ rút quân ở nước ngoài về, đều thấy Donald Trump “Ưu tiên nước Mỹ”. Chúng ta đề xướng “Nhân loại cùng chung vận mạng”, Mỹ th́ chủ trương “nước Mỹ hàng đầu”; chúng ta chủ trương “cùng có lợi cùng thắng”, Mỹ nhấn mạnh “Ưu tiên nước Mỹ”. Điều này sinh ra sự đối lập về tư tưởng chiến lược. Đây là sự thay đổi lớn đầu tiên.
2. Trung Quốc đă trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ. Hiện Mỹ đă coi Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu, đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Trong bản “Đánh giá chiến lược An ninh Quốc gia” Mỹ công bố lần trước, họ c̣n coi Trung Quốc là mối đe dọa đứng thứ 5 sau Iran, Triều Tiên, Nga và tội phạm xuyên quốc gia, thứ 5 mới đến Trung Quốc. Nhưng trong “Chiến lược An ninh Quốc gia” giữa nhiệm kỳ công bố gần đây đă ghi rơ: Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu,là đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence c̣n công khai nói: mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ vượt xa Nga. Đó là thay đổi lớn thứ hai.
3. “Chiến lược cạnh tranh” đă thay thế “Chiến lược tiếp xúc”. Chính phủ Donald Trump hiện nay đă dùng “Chiến lược cạnh tranh” thay thế “Chiến lược tiếp xúc” dưới thời Barack Obama. Thời Obama nhận định Trung Quốc đă đi đến ngă tư đường, cần thông qua tiếp xúc để thay đổi con đường phát triển của Trung Quốc. C̣n Donald Trump cho rằng, “Chiến lược tiếp xúc” của Obama đă thất bại; trong Chiến lược An ninh Quốc gia ông nêu rơ cần thực thi “Chiến lược cạnh tranh”. Đó là thay đổi lớn thứ ba.
4. Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương đă thay cho chiến lược tái cân bằng Châu Á - Thái B́nh Dương. Thời kỳ Obama, địa bàn cạnh tranh chủ yếu giữa Mỹ với Trung Quốc là khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương, nên Obama đă đề ra chiến lược “tái cân bằng Châu Á -Thái B́nh Dương”. Nhưng Donald Trump lại ư đồ mở rộng địa bàn đọ sức với Trung Quốc ra tới Ấn Độ Dương. Ông ta đề ra “Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương” và “Chiến lược Nam Á -Trung Á”, ôm cả Ấn Độ Dương vào trong. Đó là thay đổi lớn thứ tư.
Tên lửa DF-26 được cho là "Sát thủ tàu sân bay" của quân đội Trung Quốc.
5. Xây dựng lại quân đội Mỹ thay cho kế hoạch tự động cắt giảm chi tiêu. Thời kỳ Obama, sự gia tăng ngân sách quân sự của Mỹ có tiết chế, ông đề ra “Kế hoạch tự động cắt giảm”; tức là nếu ngân sách quân sự vượt qua một điểm giới hạn nào đó sẽ tự động cắt giảm. Ngân sách quân sự của chính phủ Donald Trump hiện nay đă từ 582,7 tỷ USD thời Obama tăng lên tới 700 tỷ USD năm tài chính 2018. Luật ủy quyền quốc pḥng năm tài chính 2019 mới thông qua c̣n tăng ngân sách quân sự lên tới 716 tỷ USD. Mấy hôm trước c̣n có tin Donald Trump sẽ tăng ngân sách quân sự lên tới 750 tỷ USD. Ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc là 174,8 tỷ USD mà Mỹ đă nói Trung Quốc đe dọa Mỹ. Vậy Mỹ tăng ngân sách quân sự lên tới 750 tỷ USD, rốt cục ai đa dọa ai đây? Tập chủ tịch tuyên bố cắt giảm 300 ngàn quân,c̣n Donald Trump th́ tăng thêm quân số 20 ngàn so với thời Obama. Chúng ta cắt giảm quân số, c̣n họ lại tăng thêm. Đó là sự thay đổi lớn thứ 5.
6. Thay thế mới kho vũ khí hạt nhân chiến lược, đó là điều chúng ta cần cảnh giác. Thời Obama, ông đề ra “thế giới không hạt nhân”, v́ vậy được trao giải Nobel Ḥa b́nh. Điều khôi hài là Donald Trump dùng “Hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và thiết bị cơ sở hạt nhân của Mỹ” để thay thế “Thế giới không hạt nhân”. Ông ta đề ra khái niệm mới là: phát triển vũ khí hạt nhân đương lượng nổ thấp.
Thế nào là vũ khí hạt nhân đương lượng nổ thấp? Trump cho rằng vũ khí hạt nhân trước đây là “nh́n mà khó dùng”, chỉ dùng làm thủ đoạn răn đe. Nay ông ta muốn vũ khí hạt nhân nhỏ đi, chiến thuật hóa, khả dụng hóa. Chi phí cho vũ khí hạt nhân của Mỹ đă từ mức 4% ngân sách quân sự tăng lên 6,4% hiện nay. Đây là mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Đại tá Đới Húc, nay là Viện trưởng nghiên cứu an ninh và hợp tác hải dương Trung Quốc đề nghị hải quân nước này ngăn cản và đánh ch́m nếu tàu Mỹ lại vào Biển Đông thực thi "tự do hàng hải"
La Viện cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ không phải là đơn thuần va chạm về mậu dịch, mà là một sự thể hiện việc thay đổi về chiến lược quốc gia của Mỹ. Đằng sau sự thay đổi chiến lược là sự lo ngại về chiến lược của toàn nước Mỹ từ trên xuống dưới, sợ Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, sợ mô thức Trung Quốc sẽ thay thế cho mô thức Mỹ.
Theo La Viện, Trung Quốc không thể thỏa hiệp nhượng bộ, chỉ có “đối đầu trực diện, chấp nhận thách thức” và cần từ bỏ “phản kích đối xứng” (tức Mỹ đánh thuế 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc cũng trả đũa với quy mô tương tự), chuyển sang áp dụng “phản kích phi đối xứng”, (tức dùng sở trường của Trung Quốc đánh vào sở đoản của Mỹ). Ông cho rằng, nước Mỹ lập quốc dựa vào quân sự, Dollars, nhân tài, phiếu bầu và “chọn kẻ thù”; Trung Quốc phải đánh phá từng thứ một.
Về mặt quân sự, Trung Quốc cần tăng cường ngân sách quốc pḥng, đẩy mạnh phát triển các vũ khí sát thủ chủ chốt, như các loại tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, DF-26. Ông nói: “Mỹ sợ nhất là chết người, chỉ cần đánh ch́m 2 tàu sân bay, chết 10 ngàn người là Mỹ sợ ngay”. Cho nên, công nghiệp quân sự Trung Quốc cần căn cứ các gót chân A-sin của Mỹ để phát triển vũ khí.
Ngoài ra, Trung Quốc cần đẩy nhanh việc quốc tế hóa đồng Nhân dân Tệ, đào tạo nhân tài, phát triển công nghệ cao. Trong chiến tranh thương mại cần hạn chế các ngành nông nghiệp, chế tạo xe hơi và máy bay xuất khẩu sản phẩm tới Trung Quốc.
Đới Húc: Nếu tàu Mỹ lại tới Biển Đông cần đánh ch́m!
Đới Húc, sinh 1964 nguyên là Đại tá không quân Trung Quốc, Giáo sư Đại học Quốc pḥng Trung Quốc sau chuyển ngành, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hải dương Trung Quốc và là b́nh luận viên quân sự trên nhiều báo, tạp chí. Mới đây, khi bàn về việc hải quân Mỹ thực thi “tự do hàng hải” trên Biển Đông, Đới Húc đă gây bất ngờ với đề nghị hải quân Trung Quốc: nếu tàu chiến Mỹ lại vào Biển Đông th́ cần đánh ch́m.
Theo Đa Chiều, hôm 8/12, tờ Thời báo Hoàn cầu - ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo tổ chức Hội nghị tổng kết năm tại Bắc Kinh. Nhiều cựu tướng lĩnh cao cấp và học giả về quan hệ quốc tế đều bày tỏ không lạc quan về t́nh h́nh ở biển Đài Loan và Biển Đông tới đây.
Đới Húc cổ súy cho hành động dùng tàu chiến ngăn cản tàu Mỹ hoạt động trên Biển Đông
Phát biểu trước hội nghị, Trung tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh bày tỏ: Biển Đông sóng ngầm cuồn cuộn, Eo biển Đài Loan là núi lửa sắp phun trào. C̣n Đới Húc th́ cho biết, ông đă đề nghị với hải quân, nếu Mỹ lại đưa tàu vào Biển Đông để thực thi “tự do hàng hải” th́ đánh ch́m chúng ngay!
Đới Húc nói, hành động “tự do hàng hải” của Mỹ là sự khiêu khích và can thiệp vào chủ quyền của Trung Quốc.Ông ta nói: “Khi tàu chiến Trung Quốc ngăn cản tàu Mỹ, nhiều người rất lo sợ. Tôi chả biết họ sợ cái ǵ. Tôi đă nói với họ (hải quân), nếu tàu Mỹ đến chỗ đó, đề nghị cho 2 tàu chiến ra, một chiếc chặn, một chiếc đâm ch́m. Trong lănh hải của ta, không cho phép tàu chiến Mỹ hoành hành”.
Đới Húc cho rằng, dù ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan th́ sang năm 2019 t́nh h́nh cũng sẽ ngày càng căng thẳng, không lạc quan. Ông cho rằng, cục diện Eo biển Đài Loan căng thẳng sẽ chỉ càng đẩy nhanh việc thống nhất bằng vũ lực (tức quân đội Trung Quốc Đại Lục tấn công chiếm lấy Đài Loan)