Vietbf.com V́ Trump, Canada và Úc hưởng lợi lớn. Theo một báo cáo hàng năm do Bộ Ngoại giao phối hợp với Viện Giáo dục quốc tế Mỹ vừa công bố, số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường cao đẳng, đại học của Mỹ đă tiếp tục giảm xuống sau hơn một thập kỷ tăng cao.
Số lượng học sinh mới đến giảm xuống chỉ c̣n 271.000, là mức thấp nhất kể từ năm 2013. Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của sự giảm xuống là do cạnh tranh của các quốc gia khác như Úc, Canada. Một nguyên nhân khác cũng được xem như ảnh hưởng tới sự sụt giảm này là do căng thẳng chính trị ở Mỹ.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, số lượng sinh viên giảm nhiều nhất đến từ các nước Ả Rập Saudi, Hàn Quốc và Mexico, trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đứng đầu danh sách với số lượng đông nhất, chiếm hơn một nửa số sinh viên nước ngoài tại Mỹ.
Số liệu mới thu thập được của AP cũng chỉ ra rằng, năm nay số lượng sinh viên nước ngoài tới Mỹ tiếp tục giảm xuống, như tại các trường đại học Central Missouri, Đại học Purdue…
Một quản lư phụ trách tuyển sinh của trường cho biết, "Chúng tôi đă thực hiện các cuộc tṛ chuyện với phụ huynh học sinh, họ cảm thấy con cái của họ sẽ không được an toàn ở đây. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự giảm xuống của du học sinh nước ngoài tại Mỹ".
Việc giảm sút du học sinh nước ngoài có thể gây ra những tổn thất về kinh tế cho giáo dục Mỹ, đặc biệt là những trường thu chủ yếu từ học phí bởi không giống như những công dân Mỹ, du học sinh thường phải đóng toàn bộ học phí.
Trong khi đó, những quốc gia khác như Canada lại thông báo năm 2017 nước ngày đă tăng thêm 20% và Úc tăng 12% nguồn thu từ du học sinh. Cả hai nước này cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cường tuyển sinh quốc tế trong những năm tới. Theo những kết quả thu thập được từ các đại lư giáo dục ở các nước Hồi giáo và các quốc gia Mỹ Latinh cho thấy, nguyên nhân khác mà các du học sinh không mấy mặn mà để tới học ở Mỹ là do không thấy được chào đón, môi trường học tập mất an toàn dưới thời Tổng thống Trump.
Về phía Mỹ, số lượng sinh viên Mỹ du học vẫn tăng đều và ổn định trong 8 năm qua, châu Âu vẫn là điểm đến hàng đầu, tiếp theo là châu Mỹ Latin và châu Á.