Tướng Trung Quốc đă đe dọa rằng có thể đánh ch́m tàu sân bay Mỹ. Điều này cũng có lỳ v́ tàu sân bay Mỹ thiếu hụt máy bay săn ngầm cánh bằng trên hạm.
Lầu Năm Góc đang tái tập trung vào nguy cơ nổ ra xung đột quy mô lớn với các cường quốc như Nga và Trung Quốc, sau nhiều năm đối phó với lực lượng phiến quân ô hợp tại Trung Đông. Tuy nhiên, các nhóm tác chiến tàu sân bay, niềm tự hào của quân đội Mỹ, đang có khoảng trống lớn trong năng lực tác chiến chống ngầm, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi những tàu ngầm hiện đại của đối phương, theo Business Insider.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh và những năm sau đó, tàu sân bay Mỹ được trang bị máy bay cánh bằng và trực thăng chuyên làm nhiệm vụ tuần tra săn ngầm, với ṇng cốt là các phi đội máy bay chống ngầm tầm trung S-3 Viking.
Ḍng S-3 Viking ra mắt vào năm 1974, được thiết kế nhằm đối phó với tàu ngầm Liên Xô. Với tổ lái 4 người và tầm bay 3.200 km, nó có thể hoạt động liên tục trên không suốt 10 tiếng để phát hiện mối đe dọa dưới ḷng biển.
Những chiếc Viking được trang bị hệ thống radar cảnh giới và cảm biến hồng ngoại, cho phép phát hiện kính tiềm vọng tàu ngầm và tàu chiến đối phương từ xa. Cảm biến phát hiện dị thường từ trường (MAD) và hàng chục phao định vị thủy âm trên phi cơ này cũng giúp nó có uy lực chống ngầm rất lớn.
Một chiếc S-3 với cụm MAD trong trạng thái triển khai. Ảnh: US Navy.
Mỗi máy bay S-3 mang được tối đa 2,2 tấn vũ khí gồm tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick, bom ch́m, ngư lôi và bom thông thường, cho phép đối phó với nhiều mục tiêu khác nhau.
"Nó có thể bay nhanh và hoạt động liên tục trong thời gian dài. Radar cảnh giới khá lạc hậu, nhưng không có nhiều hệ thống ưu việt hơn nó. Chúng tôi thậm chí có thể phát hiện những đàn cá heo và đám tảo biển khi tuần tra", đại tá John Rousseau, cựu phi công S-3 Viking, tiết lộ hồi năm 2016.
Phi đội S-3 thực hiện nhiều nhiệm vụ trên tàu sân bay, gồm vận tải, trinh sát và do thám điện tử, t́m kiếm cứu hộ và tiếp dầu, nhưng nhiệm vụ chính của nó vẫn là chống ngầm.
Ngoài máy bay cánh bằng Viking tuần tra ở bán kính 140-280 km, không đoàn tàu sân bay Mỹ c̣n được biên chế trực thăng săn ngầm SH-60F đảm nhận việc cảnh giới tầm gần trong bán kính 140 km quanh hạm đội. Ở phạm vi xa hơn, nhiệm vụ chống ngầm được đảm đương bởi các phi cơ tuần thám biển cỡ lớn như P-3C Orion và P-8A Poseidon.
Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông, các phi đội S-3 Viking Mỹ dần ít thực hiện nhiệm vụ chống ngầm mà được chuyển sang vai tṛ đối đất và đối hạm. Trong chiến dịch quân sự tại Iraq năm 2003, một máy bay S-3 Mỹ đă lần đầu tấn công mục tiêu trên biển bằng tên lửa Maverick.
Một chiếc S-3 mang định danh "Navy One" (Hải quân Một) đă chở cựu tổng thống George W. Bush đến thăm tàu sân bay USS Abraham Lincoln vào tháng 5/2003. Các phi đội Viking cũng liên tục hoạt động trên không phận Iraq cho tới cuối thập niên 2000, nhằm trinh sát và phát hiện mục tiêu trên mặt đất.
Chiếc Navy One chở cựu tổng thống Bush tới USS Abraham Lincoln năm 2003. Ảnh: USS Navy.
Việc thay đổi bộ máy lănh đạo hải quân Mỹ và sự nổi lên của nhiều mối đe dọa đầu thế kỷ 21 khiến vai tṛ của máy bay S-3 không c̣n được nhiều người thừa nhận và nó bị loại biên vào năm 2009 mà không có giải pháp thay thế cho tàu sân bay Mỹ. Trước khi rời biên chế, phần lớn những chiếc S-3 Viking chỉ đảm nhận công việc tiếp dầu trên không, hỗ trợ các tiêm kích và cường kích về hạ cánh xuống tàu sân bay.
"Lănh đạo hải quân Mỹ cho rằng không cần mẫu máy bay tiếp dầu riêng, những chiếc F/A-18 Hornet có thể làm được việc đó. Họ khẳng định loại phi cơ săn ngầm này không c̣n quan trọng v́ nhóm tàu sân bay Mỹ không bị tàu ngầm đe dọa. Đó là lư do máy bay S-3 bị loại bỏ", Jerry Hendrix, cựu sĩ quan cấp cao hải quân Mỹ, nhớ lại.
Các phi cơ S-3 vẫn c̣n tuổi thọ hàng ngh́n giờ bay vào thời điểm rời biên chế. Hàng chục chiếc đang được niêm cất tại căn cứ Davis-Monthan ở bang Arizona. "Chúng bị loại biên quá sớm, khi vẫn c̣n nhiều máy bay đủ điều kiện vận hành", Hendrix thừa nhận.
Sự ra đi của phi đội S-3 để lại một lỗ hổng khó lấp đầy trong mạng lưới pḥng thủ tàu sân bay Mỹ, nhất là khi nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm phải hoạt động xa căn cứ, nơi máy bay tuần thám P-8A không thể vươn tới. "Không đoàn tàu sân bay được bổ sung thêm nhiều trực thăng, nhưng chúng không có cảm biến đủ mạnh hoặc khả năng tuần tra tầm trung như Viking", Hendrix nói thêm.
Hải quân Mỹ cũng chưa có đủ máy bay P-8A để thay thế những chiếc P-3C già cỗi, chưa nói tới việc triển khai chúng tuần tra liên tục ở bán kính 300 km quanh nhóm tác chiến tàu sân bay.
Hàng chục máy bay S-3 được niêm cất tại sa mạc Arizona. Ảnh: Flickr.
Lầu Năm Góc đang xem xét giải pháp thay đổi cấu trúc không đoàn tàu sân bay, nhằm thay thế và bổ sung những năng lực bị coi nhẹ sau Chiến tranh Lạnh như chống ngầm. "Đây sẽ là nhiệm vụ quan trọng khi lực lượng tàu ngầm đối phương ngày càng lớn và hiện đại, sở hữu khả năng tấn công mục tiêu chính xác từ khoảng cách xa", Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đánh giá trong một báo cáo công bố cuối năm 2018.
Tên lửa diệt hạm tầm xa cho phép tàu ngầm tấn công từ ngoài tầm hoạt động của trực thăng trên hạm, trong khi các hệ thống pḥng không mặt đất có thể hạn chế khu vực tác chiến của trinh sát cơ P-8A, ngăn chúng cảnh giới và bảo vệ tàu sân bay.
"Uy lực ngày càng lớn của tên lửa hành tŕnh phóng từ tàu ngầm khiến máy bay săn ngầm trên hạm là nền tảng duy nhất có thể bảo vệ lực lượng Mỹ và đồng minh, cũng như các tuyến hàng hải khi nổ ra xung đột", báo cáo của CSBA kết luận.
VietBF © sưu tầm