Hệ thống bán lẻ trực tuyến toàn cầu, Amazon.com. Nơi đây giờ đă trở thành nơi giữ tiền, đặt gian hàng, cung cấp nhà kho, vận chuyển, quảng cáo hay đóng thuế hộ. Các nhà buôn trên Amazon dùng chiêu tṛ bẩn để sinh tồn.
Nhà sáng lập Amazon, CEO Jeff Bezos
Giết người không dao
Anh Kevin Harmon, một chủ cửa hàng chuyên bán DVD và sách báo trên Amazon cho biết ḿnh đă bị đóng băng tài khoản trị giá 20.000 USD và không tài nào xin lại được. Sau khi sa thải nhân viên cũng như bán dọn kho, anh Kevin ngậm ngùi: "Họ không đập chết bạn khi bạn c̣n nhỏ. Họ sẽ chờ cho đến khi bạn lớn và cần thuê nhân viên, cần điền hồ sơ luật, vay vốn cùng cả một kho chứa đầy hàng. Thế rồi họ sẽ cho thấy rằng họ chẳng cần bạn nữa".
Trên thực tế, nhận định của anh Kevin chỉ đúng phần nào bởi việc cạnh tranh trên Amazon không phải về giá hay chất lượng do chúng tương tự nhau, mà là bằng cách xuất hiện trước mắt khách hàng nhiều nhất có thể. Để làm được điều này, các đối thủ phải trù dập nhau, ăn cắp ư tưởng hay sử dụng các chiêu tṛ để có thể thành công, và đối tượng họ nhắm đến thường là những cửa hàng lớn đă có tên tuổi trên Amazon.
Quay lại câu chuyện của anh Zac, đơn khiếu nại của anh bị từ chối và anh đă phải viết thư lên cho nhà sáng lập Jeff Bezos khi không c̣n nghĩ ra bất kỳ "tội" nào nữa. Thông thường các thuật toán sẽ không chấp nhận đơn khiếu nại thừa nhận cùng 1 tội 2 lần. Bức thư này của anh Zac cũng chẳng được ngó ngàng tới và cuối cùng anh phải xin địa chỉ email của một quản lư cấp cao để nói chuyện th́ mới được trả lại tài khoản. Tổng cộng vụ việc khiến anh mất tới 150.000 USD doanh số.
Một trường hợp khác tệ hại hơn là anh John Harris, chuyên bán đồ dùng cho người thích thám hiểm sinh tồn như b́nh cứu hỏa, đồng hồ chống nước, la bàn… Nhận thức được sự cạnh tranh "bẩn thỉu" trên Amazon, anh John đă đăng kư bản quyền thương hiệu các sản phẩm của ḿnh với Amazon. Thậm chí anh c̣n mua một phần mềm tự động gửi thư khiếu nại đến Amazon nếu có ai đó cố t́nh ăn cắp và bán sản phẩm giống hệt của ḿnh.
Tưởng chừng mọi chuyện đă an toàn, thế rồi một ngày đẹp trời tháng 9/2018, tên tài khoản bán hàng của anh được chuyển cho một người khác. Mặc dù John đă cố khiếu nại với Amazon nhưng chẳng có hồi âm nào. Hóa ra, đối thủ cạnh tranh đă nhắm đến cửa hàng của anh gần 1 năm nay. Trong khi John cố gắng đăng kư bản quyền thương hiệu sản phẩm th́ anh lại quên không đăng kư nhận diện thương hiệu tên tài khoản bán hàng của ḿnh.
Thế là đối thủ lấy ảnh những sản phẩm của anh, kèm thiết kế và các chữ kư trong danh sách quảng cáo bán hàng để đăng kư bản quyền tên chủ tài khoản. Sau đó họ nghiễm nhiên được Amazon cấp tên tài khoản của anh John và đá anh ra khỏi cuộc chơi. Kể từ đây, khách hàng mua sản phẩm cứ tưởng họ đang mua của John nhưng lại là một người khác với hàng nhái gần tương tự.
Tồi tệ hơn, sau khi bị anh John làm phiền quá nhiều, đối thủ đă khiếu nại lên Amazon rằng anh đang ăn cắp bản quyền khi đăng kư thương hiệu sản phẩm. Thế rồi Amazon gửi email cảnh báo anh John đang ăn cắp bản quyền của sản phẩm do chính anh làm ra.
Những kiểu tấn công như vụ của anh John đang ngày càng phổ biến trên Amazon. Ngày càng nhiều người bán kẻ mua đồng nghĩa với ngày càng nhiều cạnh tranh để lên top trang t́m kiếm. Amazon có tới nửa tỷ sản phẩm bày bán tại chợ online nhưng chỉ có khoảng 20.000 người bán, tương ứng chưa đến 0,3% là có doanh số hơn 1 triệu USD/năm. Đây là lư do khiến hàng loạt vụ tấn công và chơi xấu diễn ra.
Ngoài việc đánh cắp tài khoản, họ có thể mua quảng cáo từ Google cho đối thủ nhưng lại quảng cáo sản phẩm không liên quan, hoặc thuê tin tặc thay đổi màu sản phẩm trên trang quảng cáo của đối thủ để bị báo cáo bán không đúng mô tả. Hay tệ hơn, họ có thể thay đổi sản phẩm của bạn sang những mặt hàng nhạy cảm như đồ chơi t́nh dục, khiến người mua phải báo cáo với Amazon.
Thậm chí vào tháng 9/2018, tờ Wall Street Journal thông báo Amazon đang điều tra các nhân viên của họ ở Mỹ và Trung Quốc v́ đă để lộ thông tin khách hàng, chủ cửa hàng ra bên ngoài cũng như nhận hối lộ. Tuy nhiên 1 tháng sau, báo cáo chính thức cho thấy chỉ có 1 người bị đuổi việc.
Rơ ràng, Amazon giờ đây đă không c̣n là một thị trường đầy sáng tạo của thương mại điện tử. Thị trường này đă trở thành một hệ thống đồ sộ, là nơi giữ tiền, đặt gian hàng, cung cấp nhà kho, vận chuyển, quảng cáo hay đóng thuế hộ. Tuy nhiên, quyền lực quá lớn đă khiến Amazon ngày càng trở nên quan liêu cùng những chiêu tṛ cạnh tranh bẩn thỉu.