Sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Trump và đặc phái viên Triều Tiên Kim Yong Chol ngày 18/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên sẽ nhất trí tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần hai vào cuối tháng 2 trong bối cảnh Washington tiếp tục duy tŕ lệnh trừng phạt với B́nh Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trong lần hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore tháng 6/2018. (Ảnh: Reuters)
"Tổng thống Donald Trump đă gặp ông Kim Yong Chol khoảng 1 tiếng rưỡi để thảo luận về vấn đề giải trừ hạt nhân và hội nghị thượng đỉnh lần hai dự kiến diễn ra vào gần cuối tháng 2", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết.
Ngoài ra, bà Sanders không đề cập đến việc liệu hội nghị sẽ diễn ra ở đâu mặc dù trước đó có nhiều đồn đoán rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai có thể diễn ra ở Việt Nam, hoặc Thái Lan, hoặc Hawaii hoặc thậm chí tiếp tục ở Singapore như hội nghị thượng đỉnh lần một.
Bà Sanders cho biết thêm, mặc dù cuộc trao đổi giữa Tổng thống Trump và Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol diễn ra rất tích cực nhưng Mỹ "sẽ tiếp tục gây sức ép và trừng phạt Triều Tiên".
Harry Kazianis, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu Lợi ích Quốc gia, gọi thỏa thuận tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai là một diễn biến tích cực. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Giờ đây hai bên cần cho thấy ít nhất một vài lợi ích cụ thể từ những nỗ lực ngoại giao của ḿnh trong hội nghị thượng đỉnh lần hai hoặc những nỗ lực đó sẽ không hơn một chương tŕnh truyền h́nh thực tế".
Giới phân tích ở Mỹ cho rằng, qua hội nghị thượng đỉnh lần hai này, Triều Tiên có thể sẽ đề nghị chính quyền Tổng thống Trump đưa ra một thông điệp rơ ràng hơn về những điều mà Washington sẵn sàng nhượng bộ.
Mỹ muốn Triều Tiên thực hiện một tiến tŕnh giải trừ hạt nhân "nhanh chóng và không thể đảo ngược", trong khi đó Triều Tiên tuyên bố rơ rằng họ muốn giải trừ hạt nhan theo từng giai đoạn và có những đền đáp tương xứng từ Mỹ, trong đó bao gồm nới lỏng các lệnh trừng phạt.
“Triều Tiên cần tín hiệu cụ thể của những nhượng bộ mà Mỹ sẵn sàng đặt lên bàn đàm phán”, Jenny Town, một chuyên gia về Triều Tiên của trang web 38 North, nhận định.
Về phía Hàn Quốc, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha cho rằng, nếu Triều Tiên có những bước đi cụ thể tiến tới từ bỏ vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể chấp thuận đề nghị chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, tiến hành viện trợ nhân đạo hoặc thiết lập kênh đối thoại song phương lâu dài.
VietBF © sưu tầm