Mới đây các tàu hải quân Mỹ và Anh đă có cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm của hai nước đối với ḥa b́nh và ổn định khu vực châu Á - Thái B́nh Dương giữa bối cảnh căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell lớp Arleigh-Burke và tàu khu trục GMS Argyll loại 23 của Hải quân Hoàng gia Anh đă tiến hành các hoạt động ở Biển Đông từ ngày 11-16/1, theo thông báo của Hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ. Cuộc tập trận diễn ra chỉ vài tháng sau khi tàu HMS Albion thực hiện hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh gần quần đảo Hoàng Sa, thu hút phản ứng gay gắt từ Trung Quốc.
Tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh (Ảnh: UK Navy)
Luân Đôn đă nhiều lần tuyên bố rằng Vương quốc Anh sẽ tăng cường hoạt động tại các vùng biển châu Á, với mục đích là phản ứng lại mối đe dọa từ t́nh trạng bành trướng sức mạnh và quân sự hóa của Trung Quốc tại các ḥn đảo nhân tạo trong khu vực, theo The Spectator.
Năm 2017, Bộ trưởng Ngoại giao Anh khi đó, ông Vladimir Johnson tuyên bố tàu sân bay mới nhất của Vương quốc Anh, HMS Queen Elizabeth, sẽ tới Biển Đông trong chuyến đi đầu tiên vào năm 2021 để thực hiện các cuộc tập trận với hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vào tháng 12/2018, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson đă tiết lộ kế hoạch đặt một căn cứ quân sự của nước này tại Đông Á, có thể ở Singapore hoặc Brunei, nhằm đảm bảo sự hiện diện lâu dài của Anh ở phía tây Thái B́nh Dương.
Những động thái trên, về tổng thể đă tạo ra một sự đảo ngược đối với chính sách East of Suez, bắt đầu từ năm 1968, trong đó Anh Quốc rút lực lượng khỏi khu vực Ấn Độ – Thái B́nh Dương, đỉnh điểm là việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, theo The Spectator.
Một số người có thể tự hỏi tại sao Luân Đôn lại mạo hiểm thu hút sự tức giận của Bắc Kinh khi tham gia vào vùng biển cách xa lợi ích quốc gia cốt lơi của Anh, tác giả Michael Auslin của The Spectator đặt vấn đề.
Trang The Spectator đăng bài b́nh luận của tác giả Michael Auslin nhận định Anh đúng đắn khi cử hải quân tới Biển Đông (Ảnh chụp màn h́nh)
Chỉ một năm trước, Thủ tướng Anh Theresa May đă tuyên bố một kỷ nguyên vàng mới trong mối quan hệ Trung-Anh. Và chỉ hai năm trước, chuyến tàu chở hàng đầu tiên của Trung Quốc đến Luân Đôn đă gây tiếng vang lớn. Với việc phê duyệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C do Trung Quốc hậu thuẫn vào năm 2016, chính phủ May dường như đang tiến gần hơn đến Trung Quốc.
Xu thế của bà May diễn ra bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng ở các quốc gia khác khi làm ăn với Trung Quốc, về việc có những rủi ro ngày càng không thể chấp nhận được, từ nguy cơ bẫy nợ đến các cuộc tấn công mạng lan rộng, theo ông Auslin.
Thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc
Ông Auslin cho rằng sự hợp tác của Hải quân Anh Quốc và Hoa Kỳ gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Bắc Kinh đang ngày càng bị xa lánh khỏi các quốc gia hùng mạnh hơn trên thế giới. Các hoạt động hợp tác đó cũng mang lại một lợi ích đáng kể cho các quốc gia châu Á vốn cảm thấy bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, khi ngày càng có nhiều lợi ích hàng hải phát triển ở châu Á, các quốc gia nhỏ hơn sẽ càng cảm thấy họ có thể chống lại yêu sách của Bắc Kinh đối với các vấn đề lănh thổ.
Ông đánh giá rằng Hải quân Hoàng gia Anh là một trong số ít lực lượng có khả năng hoạt động tại vùng nước cách xa lănh thổ của họ. Dù Hải quân Anh có thể nhỏ hơn Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản và nhỏ hơn nhiều so với Hải quân Trung Quốc, nhưng Anh Quốc đă hoạt động cùng với các lực lượng Hoa Kỳ suốt hai thập kỷ qua trong các hoạt động chiến đấu, giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn so với lực lượng Trung Quốc.
Việc mở rộng hợp tác quốc pḥng Anh-Mỹ sang khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương có thể là một sự thúc đẩy to lớn cho mối quan hệ đối tác hải quân đang diễn ra giữa Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ông Auslin cho rằng, việc bổ sung một quốc gia tự do hàng đầu vào mối quan hệ này sẽ củng cố ư tưởng rằng các quốc gia dân chủ thực sự phải làm việc cùng nhau để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.
Với vai tṛ ngoại giao và thương mại toàn cầu, Anh Quốc đang đưa ra lựa chọn đúng đắn khi hành động nhằm đảm bảo khu vực này ổn định, ông Auslin kết luận. V́ châu Á có thể là đấu trường địa chính quan trọng của thế hệ tiếp theo, nên nếu Anh Quốc càng cam kết thực thi vai tṛ và giúp h́nh thành một phản ứng chung trước những thách thức và mối đe dọa trong khu vực, th́ chiến lược toàn cầu của Anh sẽ càng được tin tưởng và tôn trọng.
VietBF © sưu tầm