Mỹ đă dùng mọi biện pháp để trừng phạt Nga. Nhưng cuối cùng th́Moscow chịu đòn, Washington lãnh đủ? Tại sao vậy?
Qua thời gian, càng thấy rơ các đ̣n trừng phạt chống Nga của phương Tây đang trở nên không hiệu quả và mang lại nhiều tác hại cho Mỹ hơn là cho Nga, theo CEO của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev b́nh luận.
Ảnh: Twitter.
“Đương nhiên, chúng tôi tin rằng cầm vận là sai và nhất là các lệnh cấm vận của Mỹ, bởi về lâu về dài, cấm vận sẽ làm hại kinh tế Mỹ”, ông Dmitriev nói với CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ.
“Về cơ bản, nhiều người đang từ bỏ đồng USD bởi các giao dịch liên quan tới USD đều bị giới hạn và tôi nghĩ rằng nước Mỹ đang quá tập trung vào việc gây áp lực ngắn hạn. Thế nhưng, chính các áp lực cạnh tranh ngắn hạn nhằm vào dầu mỏ Nga và nhiều lĩnh vực khác đang làm hại tới nền tảng dài hạn của nước này.
Theo ông Dmitriev, Moscow đă điều chỉnh chính sách một cách kịp thời để thích nghi với cấm vận. Kết quả là GDP của Nga vẫn tăng trưởng 2%, giá dầu ổn định.
“Đó là một cách để phát triển đất nước và người dân Nga cũng đă sống quen với cảnh bị cấm vận”, ông Dmitriev nói.
Bên cạnh đó, vị CEO RDIF c̣n nhấn mạnh rằng các đ̣n trừng phạt của Mỹ và phương Tây cũng không thể ngăn cản ḍng tiền đầu tư nước ngoài cũng như mối quan hệ đối tác kinh tế giữa Nga và các quốc gia khác.
“Nga có quan hệ đối tác với 20 quỹ tài chính nước ngoài hàng đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục thu hút các nguồn đầu tư lớn từ châu Á, Trung Đông và Mỹ”, ông Dmitriev tiết lộ rằng trong năm 2018, đă có 30 công ty Mỹ bắt đầu hoạt động tại xứ sở Bạch Dương.
“Coca Cola, Pepsi, McDonalds,… tất cả những công ty này đều âm thầm xuất hiện trên thị trường Nga và chiếm ưu thế. V́ thế, dù cấm vận có tác động nhưng ḍng tiền đầu tư vẫn chảy vào nước Nga”.
Được biết, Mỹ và phương Tây đă áp đặt lệnh cấm vận chống Nga sau sự kiện Maidan ở Ukraine (2014) và sau đó là sự kiện Crimea trưng cầu dân ư để sát nhập vào Liên bang Nga. Để đáp trả, Moscow đă áp đặt lệnh trừng phạt lên các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và nguyên liệu thô đối với các nước tham gia đ̣n cấm vận của Mỹ. Từ đó đến nay, các lệnh trừng phạt giữa 2 bên vẫn được giữ nguyên và mở rộng.