Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đang bị mây mờ bao phủ. Hai nước được ví giống như đi trên hai đường ray khác biệt.
Một mặt, hai nước đang “xích lại gần nhau” trong các vấn đề về quốc pḥng và địa chính trị. Mặt khác, họ lại mâu thuẫn khá gay gắt đối với các vấn đề thương mại và kinh tế.
Chiến dịch “sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi mâu thuẫn với chiến lược “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: WP
Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross lẽ ra đă có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Ấn Độ, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới New Delhi. Song, vào phút chót, một cơn băo mùa đông đă khiến cho chuyến bay của ông Ross bị hủy bỏ. Đây có thể là “điềm báo” về sự không suôn sẻ trong mối quan hệ thương mại trị giá 125 tỉ đô la mỗi năm giữa hai nước.
Căng thẳng giữa New Delhi và Washington gia tăng trong những tháng gần đây khi chiến lược “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của Tổng thống Donald Trump mâu thuẫn với chiến dịch “sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi. Người đứng đầu Nhà Trắng đă nhiều lần phê phán mức thuế cao mà Ấn Độ áp dụng với hàng hóa của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm như xe máy Harley-Davidson, rượu whisky.
“Họ đánh thuế chúng ta rất cao”, Tổng thống Trump từng nói trong một sự kiện của Nhà Trắng. Và chính quyền Mỹ đang t́m cách đáp trả. Các quan chức Mỹ đang cân nhắc việc loại Ấn Độ ra khỏi Hệ thống ưu đăi thuế quan phổ cập (GSP), một chương tŕnh cho phép New Delhi xuất khẩu các hàng hóa như trang sức, phụ tùng xe và động cơ điện trị giá 5,6 tỉ đô la miễn thuế sang Mỹ, theo Reuters.
GSP là chương tŕnh nhằm giúp 121 quốc gia đang phát triển tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng Mỹ và theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ th́ Ấn Độ là người hưởng lợi lớn nhất trong năm 2017. Ấn Độ đă xuất khẩu hàng hóa trị giá hơn 50 tỉ đô la sang Mỹ vào năm ngoái và nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ trị giá khoảng 30 tỉ đô la.
Chính quyền Trump đang tập trung vào việc loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ, bắt nguồn từ các hành vi không công bằng của các quốc gia khác, bao gồm cả Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này vẫn đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách áp thuế thép và nhôm của ông Trump, cùng với việc thắt chặt các quy tắc thị thực H-1B, vốn được cấp chủ yếu cho kỹ sư công nghệ Ấn Độ.
Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ cũng “đi trước” bằng cách siết chặt các chính sách về lưu trữ dữ liệu, thương mại điện tử và những quy định về nội dung trực tuyến, khiến cho nhiều doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở Ấn Độ, đặc biệt là Amazon, Walmart cảm thấy khó khăn.
Sau nhiều tháng thảo luận, nỗ lực để tạo ra một thỏa thuận thương mại vẫn không đạt được. Dường như cả hai bên đều không có tâm trạng thỏa hiệp. Cuộc bầu cử quốc gia của Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng Tư tới khiến cho Thủ tướng Narendra Modi phải cứng rắn với lập trường bảo hộ để t́m kiếm một nhiệm kỳ thứ hai.
Hiện tại, Ấn Độ vẫn chưa phải nằm trong danh sách “ưu tiên hàng đầu” của chính quyền Trump về trừng phạt thương mại so với các nước như Trung Quốc, thậm chí Canada. Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ Navtej Sarna được CNN trích lời cho rằng, việc Mỹ rút Ấn Độ khỏi GSP là một “phản ứng thực sự không công bằng”.
“Chúng tôi có một số chính sách mới cần đối thoại”, ông nói. Cựu đại sứ cho rằng Mỹ cần hiểu những ǵ đang thúc đẩy các quyết định chính sách của Ấn Độ. Lo ngại của Ấn Độ bao gồm việc công ty như Amazon và Walmart có thể “nuốt chửng hoàn toàn thị trường nội địa”.
Bà Nisha Biswal, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn Độ và cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với Washington Post rằng: “Những cuộc đối thoại giữa hai bên là rất quan trọng và cần phải duy tŕ chúng ngay cả khi kết quả không có mấy tiến triển”.
Theo đánh giá của Richard Rossow, Cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, việc Ấn Độ bị đưa ra khỏi GSP là “khả năng cao”. Lư do duy nhất khiến chính quyền Trump chưa làm, theo ông, là v́ sợ ảnh hưởng đến những tiến bộ trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như hợp tác quân sự.
Các nhà ngoại giao và thương mại cho rằng mặc dù có một số bất ḥa, song thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển. Mối quan hệ thương mại trước đây được mô tả là “phẳng lỳ” như chiếc bánh ḿ tṛn truyền thống chapati th́ giờ đă tăng lên hơn 80 tỉ đô la một năm, chỉ tính riêng hàng hóa.
Các nhà quan sát coi những xung đột hiện tại là kết quả của sự phát triển đó. “Thương mại sẽ trở nên khó chịu khi nó có vai tṛ quan trọng”, bà Biswal nói.