Bàn chân xuất hiện 6 dấu hiệu này là cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Chúng ta không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật. Chúng ta cần đi thăm khám để được điều trị trước khi quá muộn.
Thường xuyên đau gót chân
Đau gót chân là chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Đau gót chân thường thấy ở người ngoài 40 tuổi. Ở lứa tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi cách quăng ở dưới bàn chân hoặc xung quanh gót chân. Tùy vào vị trí đau có thể báo hiệu các bệnh lư như: gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại...
Cách khắc phục: Ngâm chân mỗi tối và xoa bóp khắp các vùng trên của bàn chân để các cơ bắp chân được thư giăn.
Ngón cái sưng to
Đây là sự sưng dày và gây đau ở các mô bào xung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể do tính chất gia đ́nh (bàn chân Giao Chỉ) hoặc đi giày quá chật, gót quá cao. Qua sự cọ xát với giày, lớp mô này càng ngày càng dày lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị, đi đứng sẽ bị khó khăn. Trong nhiều trường hợp xấu, căn bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái có thể gây tàn tật.
Bàn chân chai cứng
Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng với biểu hiện da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân. Nguyên nhân là do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại, ngoài ra, chai chân thường là do đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân.
Chai chân rất dễ nhận biết, ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng.
Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; c̣n chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân. Tùy từng vị trí mà có thể báo hiệu mắc một số bệnh lư như: nguy cơ mắc các bệnh về xương, rắc rối ở ruột và đại tràng, rối loạn chức năng gan..., thậm chí là dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng và cơ thể đă bị hao tổn quá nhiều năng lượng.
Mụn cóc xuất hiện ở bàn chân
Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15 - 30 tuổi, do virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính. Thương tổn lúc này nổi cao sần sùi màu xám bẩn, đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Người bệnh thường lấy dao cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau, thương tổn lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm thương tổn mới, đôi khi thành đám như khảm trai. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Virut có ở nơi ẩm ướt, người nhiễm phải khi đi chân đất.
Thường xuyên bị chuột rút
Những cơn đau co rút bàn chân b́nh thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hăy lưu ư bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.
Da bàn chân khô, nứt nẻ
Nếu da bàn chân vẫn bị khô nứt dù đă được dưỡng ẩm thường xuyên, đó có thể do da chân quá dày, khiến kem dưỡng không có tác dụng. Đây là một phần trong cơ chế bảo vệ của làn da nhằm chống lại áp lực, chà xát. Hiện tượng da dày c̣n biểu hiện qua các nốt chai sần, mụt cóc.
Những hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên bàn chân như chạy nhảy hoặc đi bộ trên chân trần cũng có thể khiến h́nh thành các vết chai. Da bàn chân khô nứt c̣n có thể gây ra bởi một số bệnh như viêm da, vảy nến, eczema, chứng dày sừng, nhiễm nấm.
Chân có mùi khó chịu
Bàn chân có mùi có thể là dấu hiệu bị nhiễm nấm. Phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân có thể bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô. Nấm sinh sôi nhiều ở những môi trường nóng ẩm, nhiều mồ hôi, trong đó có bể bơi.
Nếu bị nấm chân, hăy lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm và dành nhiều thời gian đi chân trần để đôi bàn chân được khô thoáng. Thay tất mỗi ngày và nên dùng tất làm từ các loại sợi tự nhiên. Giày thể thao giữ một lượng lớn hơi ẩm, nên hăy nhét giấy khô vào giày và để chúng ở nơi khô thoáng khi không sử dụng. Bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc bôi trị nấm. Bệnh nấm chân sẽ khó điều trị hơn ở những trường hợp mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu.
6 cách đơn giản chăm sóc bàn chân
Dùng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bàn chân trong suốt mùa đông rất quan trọng. Bởi nó không chỉ giúp cho da chân mềm mại mà c̣n đảm bảo da không quá khô, gây ra các hiện tượng nứt, nẻ mất thẩm mỹ, nhiều khi c̣n khó chịu do ngứa, đau.
Do vậy, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm lên bàn chân mỗi ngày một lần, bôi cả hai mặt của bàn chân để bổ sung nước, giúp da mềm mại, khỏe khoắn.
Tẩy tế bào chết
Tẩy da chết là điều cần thiết để làm sạch các tế bào da chết và tạp chất tích tụ trên bề mặt da và gây ra nhiều vấn đề khác ở bàn chân.
Bên cạnh đó, việc làm này c̣n giúp da mịn màng, tươi trẻ, đẩy nhanh sự tái tạo, làm sạch lỗ chân lông và hấp thu mỹ phẩm dưỡng tốt hơn.
Bạn có thể tẩy tế bào chết bằng cách sử dụng dụng cụ chà chân mua ở cửa hàng hoặc chuẩn bị kem tẩy tế bào chết có các thành phần tự nhiên.
Đi tất thường xuyên
Mang các loại tất có tác dụng giữ ấm cho đôi chân, nhưng quan trọng nhất là nó có thể bảo vệ da chân khỏi gió mùa đông khắc nghiệt, một trong những nguyên nhân gây mất nước trên da, khô da.
Sau khi thoa một lớp kem dưỡng ẩm lên bàn chân, bạn nên đi tất để giữ ấm chân. Các chuyên gia khuyên rằng, mang tất trong suốt mùa đông là biện pháp đơn giản, kinh tế giúp giữ da chân khỏi những vấn đề thường gặp trong thời tiết lạnh, khô.
Mát xa chân với dầu dừa
Dầu dừa từ lâu đă được biết đến là sản phẩm tự nhiên rất tốt cho da. Mát xa chân với dầu dừa là một cách tuyệt vời để thúc đẩy tuần hoàn máu. Sự lưu thông máu tốt hơn sẽ dẫn đến làn da mềm mại.