Hôm 17/3, khoảng 200 người đă tham dự buổi lễ tại chùa Nisshinkutsu ở thủ đô Tokyo để cầu siêu cho khoảng 140 thực tập sinh, sinh viên, học sinh người Việt thiệt mạng trong các vụ tai nạn hoặc tự tử tại Nhật Bản.
Các nhà sư chủ tŕ lễ cầu siêu tại chùa Nisshinkutsu ở thủ đô Tokyo hôm 17/3. Ảnh: NHK
Lê Anh Hào, cha của bé Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, bị sát hại năm 2017, cũng có mặt. Anh cho hay ḿnh rất đau đớn trước cái chết của con gái và mong luật pháp Nhật Bản trừng trị hung thủ.
Theo sư cô Thích Tâm Trí, số lượng lao động nước ngoài gia tăng đang tạo ra những thay đổi lớn trong xă hội Nhật Bản và một điều luật mới về tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ đi vào hiệu lực từ tháng 4.
"Tôi hy vọng mọi người sẽ vượt lên những khác biệt về văn hóa tôn giáo để nuôi dưỡng t́nh cảm tốt đẹp dành cho nhau, cùng tạo ra một thế giới ḥa b́nh", bà nói.
Khoảng 200 người dự lễ cầu siêu tại chùa Nisshinkutsu hôm 17/3. Ảnh: NHK
Tại chùa Nisshinkutsu hiện đặt bài vị của gần 100 người Việt, hầu hết là những nam nữ thanh niên mới 20 - 30 tuổi. Họ qua đời do làm việc quá giờ, sức khỏe suy giảm hoặc v́ những áp lực trong đời sống hàng ngày. Họ phải tiết kiệm tiền để gửi về cho gia đ́nh ở Việt Nam hoặc trả khoản nợ đă vay để sang Nhật Bản.
"Các thực tập sinh và sinh viên bị căng thẳng về tâm lư một phần do rào cản ngôn ngữ. Họ bị suy dinh dưỡng v́ thường ăn mỳ ramen để tiết kiệm tiền. Họ làm việc hùng hục và cuối cùng nhiều người bị mất cân bằng về thể chất lẫn tinh thần", sư cô Thích Tâm Trí cho hay trong cuộc phỏng vấn với Asahi Shimbun năm ngoái.
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, số người Việt ở nước này đă tăng gấp 7 lần từ hơn 36.000 người năm 2007 lên hơn 260.000 người vào năm 2017, do mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước và t́nh trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản. Con số này vượt xa lượng người Philippines và đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tổng số vụ tự tử và đột tử của các sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản hiện chưa rơ.
VietBF © sưu tầm