Pakistan là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kiềm chế Ấn Độ. Bắc Kinh đă cung cấp nguồn lực vũ khí, tên lửa và thậm chí cả thiết kế vũ khí hạt nhân cho Islamabad.
Trung Quốc đang sử dụng Pakistan như một công cụ để kiềm chế Ấn Độ. V́ thế việc New Delhi triển khai tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân cùng loạt tàu chiến đến biển Bắc Ả Rập được xem là dấu hiệu rơ ràng gửi tới Bắc Kinh, không phải Islamabad, giới phân tích nhận định với hăng tin RT.
Ông Gopalaswami Parthasarathy, cựu đại sứ Ấn Độ tại Pakistan, nói với RT rằng bất chấp căng thẳng gia tăng giữa hai nước xung quanh khu vực tranh chấp Kashmir, Ấn Độ không chuẩn bị khả năng pḥng thủ nhằm vào Pakistan. Thay vào đó, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn tới “những ǵ Trung Quốc đang làm để kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương”, ông này nói thêm.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Parthasarathy, Pakistan là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kiềm chế Ấn Độ và để làm được điều này, Bắc Kinh đă cung cấp nguồn lực vũ khí, tên lửa và thậm chí là cả thiết kế vũ khí hạt nhân cho Islamabad.
“Pakistan, bản thân nước này không khiến chúng tôi lo ngại. Chúng tôi có thể địch được và đối phó được”, ông Parthasarathy nói.
Theo ông Shiv Aroor, cây bút quân sự Ấn Độ, lực lượng hải quân của hai nước láng giềng Ấn Độ và Pakistan không ngang nhau về số lượng, sức mạnh hay năng lực. Chẳng hạn, Pakistan không vận hành tàu ngầm hạt nhân hay tàu sân bay.
Tuy nhiên, “nếu sự thù địch về hải quân giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra dưới bất kỳ h́nh thức nào th́ Trung Quốc chắc chắn sẽ ở trong đống lộn xộn này”, ông Aroor cảnh báo, thừa nhận một kịch bản như vậy sẽ là vấn đề đối với New Delhi.
“Trung Quốc có tiềm lực hải quân lớn hơn đáng kể so với Ấn Độ, có một lực lượng tàu ngầm hùng hậu hơn nhiều”, ông Aroor cho biết thêm.
B́nh luận trên đưa ra sau khi quân đội Ấn Độ ngày 17-3 thông báo hàng chục tàu chiến Ấn Độ, bao gồm tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, cùng 60 tàu chiến và 80 máy bay tiến sát các vùng lănh hải của Pakistan.
Bộ Quốc pḥng Ấn Độ giải thích rằng động thái mới nhất của New Delhi là nhằm “ngăn chặn, cản trở bất kỳ chuyến phiêu lưu sai lầm nào của Pakistan trên biển” sau căng thẳng leo thang giữa nước này với Pakistan kể từ vụ tấn công khủng bố hôm 14-2 ở khu vực tranh chấp Kashmir.
Năm 2017, quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc rơi vào bế tắc liên quan với vấn đề ở cao nguyên Doklam. (Ảnh: Reuters)
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan nóng lên kể từ giữa tháng 2, thời điểm một vụ đánh bom khủng bố nhằm vào lực lượng quân nhân Ấn Độ khiến hơn 40 người chết ở khu vực tranh chấp Kashmir. Thủ phạm là nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad có căn cứ ở Pakistan.
Ngày 26-2, Ấn Độ đă tiến hành không kích vào trại huấn luyện của tổ chức này ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Một ngày sau, không quân Pakistan triển khai máy bay để đáp trả các phi cơ Ấn Độ xâm nhập vào không phận nước này. Hai bên đă giao tranh với nhau và khiến ít nhất một tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ và một tiêm kích F-16 của Pakistan bị bắn rơi.
Từ đó đến nay, hai nước đă thực hiện nhiều cuộc pháo kích và không kích nhỏ lẻ nhằm vào nhau ở khu vực Kashmir.
Mối bang giao giữa Ấn Độ với nước láng giềng Trung Quốc cũng khá căng thẳng. Đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Năm 2017, các cuộc giao tranh đă nổ ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc liên quan tới việc Trung Quốc xây dựng một tuyến đường chạy xuyên qua khu vực tranh chấp cao nguyên Doklam ở dăy Himalaya, nơi tiếp giáp với ngă ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan.
VietBF @ sưu tầm