Mỹ hủy visa của công tố viên của Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC), sau khi văn pḥng của công tố viên Fatou Bensouda cho biết điều này, mà cũng như bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận việc hủy bỏ visa của bà Bensouda.
Công tố viên Ṭa án H́nh sự Quốc tế, Fatou Bensouda, bị Mỹ hủy bỏ visa v́ cuộc điều tra của bà nhắm vào lực lượng Mỹ ở Afghanistan.
Văn pḥng của công tố viên Fatou Bensouda cho biết việc Mỹ hủy bỏ visa của bà không nên ảnh hưởng tới các chuyến đi của bà đến Mỹ dự các cuộc họp, bao gồm các cuộc họp thường xuyên tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Mỹ chưa bao giờ là thành viên của ICC, một ṭa án đặt trụ sở tại thành phố The Hague đặc trách truy tố các tội nghiêm trọng chỉ khi các quốc gia khác không muốn hoặc không thể đưa nghi phạm ra trước công lí.
Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói: “Chúng tôi hi vọng Hoa Kỳ tuân thủ thỏa thuận cho phép các nhân viên của ICC du hành để thực hiện công tác của họ tại Liên Hiệp Quốc.”
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận việc hủy bỏ visa của bà Bensouda.
“Hoa Kỳ sẽ thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ chủ quyền của ḿnh và bảo vệ người dân của chúng tôi khỏi việc điều tra và truy tố bất công của Ṭa án H́nh sự Quốc tế,” bộ nói.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Washington sẽ hủy bỏ hoặc từ chối visa cấp cho nhân viên ICC đang t́m cách điều tra các tội ác chiến tranh và các hành vi ngược đăi khác của lực lượng Mỹ ở Afghanistan hoặc các nơi khác và có thể làm như vậy với những người t́m kiếm hành động nhắm vào Israel.
Công tố viên ICC này có một yêu cầu đang chờ thụ lí để xem xét các tội ác chiến tranh khả dĩ xảy ra ở Afghanistan mà có thể liên quan đến người Mỹ. Người Palestine cũng đă yêu cầu ṭa án thụ lí các vụ kiện chống lại Israel.
Bà Bensouda năm ngoái đă yêu cầu mở một cuộc điều tra về các cáo buộc tội ác chiến tranh gây ra bởi lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, phiến quân mạng lưới Taliban và Haqqani, cũng như các lực lượng và quan chức t́nh báo Mỹ ở Afghanistan kể từ tháng 5 năm 2003.
Chính quyền Clinton năm 2000 kí Quy chế Rome sáng lập ICC, nhưng ông có những ngờ vực về phạm vi thẩm quyền tài phán của ṭa án và không bao giờ đệ tŕnh nó để Thượng viện phê chuẩn.