Ông chủ WikiLeaks đă động chạm đến ông lớn nào mà chuốc họa vào thân? Với động thái gây bất lợi cho Tổng thống Ecuador từ WikiLeaks, không phải ngẫu nhiên Julian Assange bị hủy bỏ quy chế tị nạn chính trị và bị bắt.
Vụ bắt giữ Julian Assange đă được dự đoán từ trước.
Vào ngày 11/4, Julian Assange đă bị bắt tại Đại sứ quán Ecuador ở London, sau khi nhà sáng lập WikiLeaks bị hủy quy chế tị nạn chính trị.
Theo các nhà phân tích, việc bắt giữ Julian Assange gần như không bất ngờ. "Việc bắt giữ Julian Assange không khiến nhiều người ngạc nhiên với những tin đồn đă lan truyền trong vài tuần qua", David William Norris , một nhà b́nh luận chính trị và nhà văn người Anh nói với Sputnik.
"Người ta đă biết từ một tuần trước rằng có điều ǵ đó sắp xảy ra", Andy Vermaut, một nhà hoạt động nhân quyền người Bỉ cho hay. "Julian Assange đă tự thông báo trước số phận của ḿnh. Julian Assange hoàn toàn biết điều ǵ sẽ xảy ra, bởi v́ điều này đă được xuất bản trên chính WikiLeaks".
Vào ngày 25/3, WikiLeaks đă đăng tải thông tin về cuộc điều tra tham nhũng đă được tiến hành ở Ecuador chống lại Tổng thống Lenin Moreno, sau khi tổ chức này phát hành cái gọi là INA Papers, phủ bóng lên các hoạt động tài chính của tổng thống. WikiLeaks nói thêm rằng "Tổng thống Moreno đă cố bán Assange cho Mỹ để xóa nợ".
Chính phủ Ecuador đă bác bỏ các cáo buộc từ Julian Assange. Chính phủ ở Quito cũng tuyên bố rằng Assange có liên quan đến việc xuất bản các tài liệu INA Papers, mà sau đó nhân vật này đă phủ nhận. Vào ngày 2/4, Tổng thống Moreno tuyên bố Assange đă "vi phạm các điều kiện tị nạn của bản thân" và sau đó tước quy chế tị nạn của nhà sáng lập WikiLeaks, trao lại cho phía Anh.
Tuy nhiên, theo Kintto Lucas, cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Ecuador (2010-2012), động thái của ông Moreno là mâu thuẫn trực tiếp với luật pháp quốc tế.
"Việc dẫn độ Julian Assange của Chính phủ Ecuador cho chính quyền Anh và có thể là sang cả Mỹ sau này, không chỉ vi phạm Công ước Geneva, mà c̣n đặt ra câu hỏi về việc một Chính phủ đang cố gắng đáp ứng tất cả các yêu cầu Mỹ", Lucas nhấn mạnh.
Sự trả đũa của Washington?
Vào ngày 11/4, bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) đă ra tuyên bố chống lại Assange, cáo buộc nhân vật này "xâm nhập máy tính của Chính phủ Mỹ". Tài liệu của DoJ cũng nhấn mạnh các điều khoản "theo Hiệp ước dẫn độ của Mỹ/Anh". Người sáng lập WikiLeaks có thể phải đối mặt với án tù 5 năm nếu bị kết tội.
"Do sự phơi bày của WikiLeaks về các tội ác chiến tranh của Mỹ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan - Assange đă bị trục xuất kể từ năm 2010", Giáo sư Marcello Ferrada de Noli, Chủ tịch của Tổ chức Nhân quyền SWEDHR Thụy Điển nói.
Nhiều học giả cho rằng vụ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks có liên quan đến Mỹ.
Giáo sư Stuart Rees, giám đốc Quỹ Ḥa b́nh Sydney, đồng ư rằng động thái này là một phần của "văn hóa trả đũa" đến từ Washington: "Người Mỹ không thích ai phơi bày hành vi của họ trong các cuộc chiến tranh. Và WikiLeaks và Julian Assange, tất nhiên, đă xoay sở để làm điều đó. V́ vậy, đây là vấn đề liên quan đến trả đũa”.
Nhận xét về "sự thay đổi” của Ecuador, nhà b́nh luận chính trị người Anh Norris cho rằng: "Có lẽ đó không phải là nơi tốt nhất để Assange nương náu, v́ chính trị Mỹ Latinh rất bất ổn và một sự thay đổi bất lợi cho trường hợp của ông ta cuối cùng sẽ xuất hiện”.
"Sự xuất hiện của Moreno đă đánh dấu sự kết thúc cho Assange", ông nhấn mạnh.
Lư do thực sự cho việc bắt giữ Assange có liên quan đến Mỹ?
Trên thực tế, vào thời điểm Assange có mặt ở Đại sứ quán Ecuador tại London vào ngày 19/6/2012, nhân vật này đă không bị chính thức buộc tội về bất kỳ tội danh nào.
"Cần phải làm rơ rằng, Julian Assange chưa bao giờ bị buộc tội về bất kỳ tội danh nào, cả ở Thụy Điển và các nơi khác", Giáo sư Noli nhấn mạnh. "Sau khi WikiLeaks xuất bản hơn 70.000 tài liệu được phân loại về cuộc chiến ở Afghanistan, Mỹ kêu gọi các quốc gia tham gia vào liên minh ở Afghanistan chống lại Julian Assange".
Theo giáo sư, "trong số các quốc gia được hỏi ư kiến, chỉ có Thụy Điển tuân thủ yêu cầu của Mỹ và sau đó họ đă mở một cuộc điều tra chống lại Assange về các cáo buộc tấn công t́nh dục để cho phép bắt giữ ông ta".
"Lư do thực sự của vụ bắt giữ là việc có một cuộc điều tra chống lại Assange mà gần đây đă được bộ Tư pháp Mỹ xác nhận", Noli cho hay.
Cuối cùng, Thụy Điển đă bỏ các cuộc điều tra đối với Assange, trong khi Vương quốc Anh tuyên bố rằng họ sẽ bắt giữ Assange bằng mọi cách trong trường hợp ông rời khỏi cơ sở của đại sứ quán. Giải thích cho quyết định của ḿnh, London nói rằng người sáng lập WikiLeaks đă phá vỡ các điều kiện bảo lănh tại Anh.
Theo giáo sư Rees, trong trường hợp này, Vương quốc Anh đă một lần nữa thể hiện "phiên bản công lư" của riêng ḿnh. "Phá vỡ các điều kiện bảo lănh không phải là một hành vi phạm tội nghiêm trọng như vậy", Rees nhấn mạnh.
Một lần nữa, các nhà phân tích cho rằng, vấn đề không phải là ở công lư, gọi cuộc bắt giữ Assange không ǵ khác hơn là một chiến dịch có động cơ chính trị của Mỹ và các đồng minh.
Tiền lệ Assange là một tín hiệu đáng báo động cho những người dám đứng lên vạch trần những thông tin chấn động bị che giấu, các học giả cảnh báo.