Tổng thống đắc cử Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 28/4 tuyên bố sẵn sàng đàm phán và thảo luận những điều kiện mới về cùng tồn tại giữa Ukraine và Nga. Nhưng về phía Mỹ, họ quyết phá Nga-Ukraine hàn gắn?
Chuyên gia Mỹ kêu gọi sát cánh cùng Ukraine chống lại Nga với đề xuất Washington phải tăng cường bán vũ khí và hỗ trợ an ninh cho Kiev.
Lời kích động của người Mỹ
Trang National Interest của Mỹ ngày 27/4 có bài viết kêu gọi: “Mỹ phải sát cánh cùng Ukraine chống lại Nga”. Theo đó, biện pháp được đề xuất là Washington phải tăng cường bán vũ khí và hỗ trợ an ninh cho Kiev.
Tờ báo Mỹ đánh giá Ukraine vừa trải qua cuộc bầu cử tự do và công bằng với chiến thắng dành cho ứng cử viên Volodymyr Zelenskiy, đồng thời nhận định điều này là một bước tích cực đối với tương lai của Ukraine. Tuy nhiên, National Interest nhấn mạnh những thách thức từ Nga vẫn tồn tại.
Theo tờ báo Mỹ, hiện bóng mây xảy ra một cuộc xung đột quân sự với Nga vẫn che phủ Ukraine và quốc gia láng giềng tiếp tục sử dụng các chiến dịch tuyên truyền nhằm gây hỗn loạn và chia rẽ.
Bài viết trên National Interest thực chất có nội dung kích động chống Nga
Tác giả bài viết Michael McCaul cho rằng nếu Mỹ muốn giáng một đ̣n đánh vào Nga th́ việc thách thức Tổng thống Putin ngay trước ngưỡng cửa nước Nga sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Mỹ sẽ sát cánh với các đồng minh dù họ ở đâu.
Trong tất cả các vấn đề, từ Crimea cho tới các vụ đụng độ trên biển Azov mới đây, tác giả người Mỹ đều đổ lỗi cho Nga, đồng thời cho rằng các đ̣n trừng phạt mới được Mỹ thông qua hôm 15/3 chống lại Nga là một cú đ̣n nặng nhất và đang phát huy tác dụng.
McCaul thậm chí c̣n khẳng định đă đến Ukraine, có mặt ở “tiền tuyến” của cuộc chiến lai ghép, nơi mà Nga thử nghiệm các vũ khí tấn công mạng mới và chiến thuật mới. Theo tác giả này, một trong những loại có sức hủy diệt nhất là virus “NotPetya” được tạo ra ở Ukraine và lây nhiễm tới 64 quốc gia.
Cũng theo McCaul, loại virus này đă gây thiệt hại tới 10 tỷ USD cho các cơ quan chính phủ và công ty Mỹ như Maersk và khiến cảng Los Angeles ngừng hoạt động. Nhân đây, tác giả người Mỹ cảnh báo khả năng Nga can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử ở Ukraine vào tháng 10 tới, cũng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Theo bài viết, một trong những thách thức chủ chốt của Tổng thống đắc cử Ukraine Zelenskiy là tiến hành cải cách kinh tế và chính trị ở một đất nước vốn nhức nhối với nạn tham nhũng. Hiện nay, tài sản của 10 cá nhân giàu nhất Ukraine chiếm tới 10% GDP đất nước.
Với thực trạng này, McCaul đề xuất Mỹ phải hợp tác với Ukraine nhằm phát triển chính sách nhằm loại bỏ sự độc quyền và mang đến cho người tiêu dùng thị trường lành mạnh, đồng thời giúp đỡ các thực thể của Ukraine tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Donald Cook của Mỹ tiến vào Biển Đen với lư do hỗ trợ Ukraine chống lại Nga
Tác giả người Mỹ khẳng định những lời nói và việc làm của chính quyền Tổng thống Trump cho thấy nước Mỹ tiếp tục giúp đỡ Ukraine nhưng vẫn cần hành động nhiều hơn. Một trong những điều cần làm là Mỹ phải một chiến lược có hiệu quả ở Biển Đen, nơi Mỹ cùng với NATO và các đồng minh khác có thể thường xuyên triển khai các lực lượng hải quân để hỗ trợ tốt hơn cho Ukraine chống lại Nga.
Đề xuất tiếp theo là Mỹ cần tăng cường bán vũ khí và hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tác giả người Mỹ đánh giá việc nước này chuyển giao tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine hồi năm ngoái là yếu tố thay đổi cuộc chơi, giúp cho khả năng pḥng thủ của Ukraine tốt hơn ở khu vực miền Đông.
Bài báo cũng dẫn lại phát biểu của Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker cho rằng Mỹ “cần phải tính đến những thứ như pḥng không và pḥng thủ bờ biển...Bất kỳ điều ǵ đều có lư và cần thiết để Ukraine sở hữu năng lực hiện đại nhằm tự vệ”.
Nga không nhượng bộ thêm?
Những lời kêu gọi trên của tác giả người Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cả Tổng thống đắc cử Ukraine Zelenskiy và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phát đi những tín hiệu về khả năng hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng.
Ngày 28/4, trên trang mạng cá nhân, ông Zelenskiy nhấn mạnh sẵn sàng đàm phán, đồng thời bày tỏ hy vọng vào các động thái của Nga trong cuộc họp sắp tới của Nhóm Normandy.
Tổng thống đắc cử Ukraine viết: “Về phần ḿnh, chúng tôi sẵn sàng thảo luận những điều kiện mới về cùng tồn tại giữa Ukraine và Nga”. Ông Zelenskiy cho rằng không nên gây áp lực đối với Ukraine và đây là con đường tốt nhất để ngừng bắn và thực thi các thỏa thuận Minsk về miền Đông Ukraine.
Trước đó một ngày, trả lời báo giới bên lề Diễn đàn cấp cao “Vành đai và Con đường” tại Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin nêu rơ Moscow muốn biết quan điểm của ông Zelenskiy về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Theo nhà lănh đạo Nga, các thỏa thuận Minsk có vai tṛ thiết yếu đối với khu vực miền Đông Ukraine.
Ukraine dưới thời ông Zelenskiy (phải) có thể cải thiện quan hệ với Nga?
Ông Putin cũng không loại trừ khả năng gặp ông Zelenskiy và cho biết Nga sẽ giảm 25% giá khí đốt bán cho Ukraine nếu chính quyền Kiev nhất trí cho phép Moskva trung chuyển khí đốt sang châu Âu.
Hôm 25/4, Tổng thống Putin cũng tuyên bố Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ toàn diện với Ukraine. Tổng thống Putin nêu rơ: "Chúng tôi muốn và sẵn sàng khôi phục quan hệ đầy đủ với Ukraine. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thể đơn phương thực hiện điều đó".
Đánh giá về sự can dự của Mỹ ở Ukraine, Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) nhận định, bất chấp mối quan hệ khó khăn giữa Mỹ và Nga, cả hai nước đều quan tâm đến việc ngăn chặn sự bùng nổ các cuộc xung đột mới ở châu Âu và giảm thiểu rủi ro từ các cuộc xung đột hiện có ở Ukraine, Syria và Afghanistan. Để giải quyết hiệu quả những thách thức này, Washington và Moscow cần hợp tác ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga đă lan rộng, một sự hợp tác như vậy cũng trở nên khó khăn hơn.
Mỹ đủ "ḷng tốt" để mong muốn Ukraine tiếp tục đối đầu Nga
Theo 2 tác giả(Andrey Kortunov của Nga và Samuel Charap của Mỹ), đối thoại Mỹ-Nga về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine được thiết lập nhằm đẩy nhanh tiến tŕnh thực hiện Thỏa thuận Minsk. Điều không may là kết quả thực tế của các cuộc tham vấn giữa Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Ukraine, Kurt Volker và người đồng cấp Nga Vladislav Surkov (Trợ lư Tổng thống Nga) là rất khiêm tốn. Hai bên đă tiếp cận vấn đề từ những quan điểm rất khác nhau và tỏ ra ít quan tâm đến việc t́m kiếm sự thỏa hiệp mà hai bên có thể chấp nhận.
Bài viết thừa nhận việc Mỹ tiếp tục tăng cường trừng phạt Nga, trong đó có hàng loạt biện pháp vượt khỏi phạm vị vấn đề Ukraine, sẽ khiến Nga không có sự tin tưởng va cho rằng dù có “hành động nghiêm túc” ở Ukraine th́ các lệnh trừng phạt cũng không được dỡ bỏ.
Bên cạnh đó, Moscow có lư do để lo ngại phương Tây sử dụng Ukraine để triển khai quân sự dọc biên giới sát Nga dù cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine được giải quyết.
Theo giới phân tích phương Tây, việc Tổng thống Nga Putin hôm 24/4 kư một sắc lệnh nhằm đơn giản hóa thủ tục xin cấp quốc tịch Nga cho người dân đang sinh sống ở các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng đ̣i độc lập ở Ukraine là “đ̣n sát hạch” đối với Tổng thống đắc cử Zelenskiy.
Về phía Nga, Chủ tịch thứ nhất Trung tâm công nghệ chính trị Aleksey Makarkin cho rằng sắc lệnh là tín hiệu từ phía Nga rằng ông Zelensky nên thận trọng, không ai “tạm ứng” cho ông cả.
Theo ông Makarkin, Nga cho thấy sẽ tiến hành chính sách của Nga bất chấp t́nh h́nh trong nước Ukraine, và nếu ông Zelensky muốn b́nh thường hóa quan hệ với Nga th́ bản thân ông phải đi trước, v́ từ quan điểm của Moscow, Nga đă nhượng bộ quá nhiều, không thể nhượng bộ thêm.