Israel tấn công bằng vũ khí huỷ diệt để chặn một cuộc tấn công mạng. Nơi mà hacker đang ngồi để thực hiện cuộc tấn công mạng. Theo Giới chức thuộc quân đội Israel cho biết......
Những cuộc tấn công của hacker thường bị đáp trả bởi các h́nh thức trong cùng không gian mạng. Thế nhưng việc đang ngồi gơ phím rồi bỗng dưng bùm cái bốc hơi là điều không ai ngờ tới. Lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia triển khai vũ khí huỷ diệt hạng nặng gần như ngay lập tức để chặn đứng một cuộc tấn công mạng. Vụ việc diễn ra gần dải Gaza và video về cuộc không kích cũng đă được chia sẻ trên các phương tiện mạng xă hội.
Giới chức thuộc quân đội Israel cho biết hôm chủ nhật vừa qua họ đă tiến hành không kích đáp trả một cuộc tấn công mạng phát động bởi các hacker thuộc tổ chức Hồi giáo Hamas nhằm chống lại các mục tiêu của Israel.
Cuộc không kích diễn ra trong bối cảnh bạo lực đang leo thang giữa các nhóm vũ trang Israel và Palestine tại dải Gaza làm ít nhất 23 người Palestine và 4 người Israel thiệt mạng. Giao tranh bắt đầu khi 2 nhóm phiến quân Hamas và Jihad bắn hơn 600 quả đạn pháo vào lănh thổ Israel hồi cuối tuần qua. Đến thứ 2, lệnh ngừng bắn được thiết lập sau khi Ai Cập và Liên Hợp Quốc đứng ra can thiệp.
Trong quá tŕnh đụng độ, lực lượng pḥng vệ Israel (Israel Defense Force - IDF) cho biết họ phát hiện Hamas c̣n phát động một cuộc tấn công mạng nhằm vào Israel. IDF không tiết lộ mục tiêu bị tấn công cụ thể, chỉ nói cuộc tấn công được thiết kế để "đe dọa chất lượng cuộc sống của các công dân Israel" đồng thời cho biết cuộc tấn công này "không quá phức tạp" và đă sớm bị chặn đứng.
Trên trang Twitter chính thức của IDF, lực lượng này công bố: HamasCyberHQ.exe has been removed - trung tâm tấn công mạng của Hamas đă bị loại bỏ. Người phát ngôn của IDF - Ronen Manelis nói: "Hamas không c̣n sở hữu các năng lực tấn công mạng sau khi bị chúng tôi không kích."
Hồi đầu năm nay, công ty bảo mật Nga - Kasperksy đă phát hiện các nhóm hacker hoạt động gần dải Gaza, được gọi là các Gaza Cybergang Group. Những chiến dịch tấn công mạng cũng đă được công ty bảo mật Fireeye theo dơi trong nhiều năm và một số được cho là có liên kết với tổ chức Hồi giáo Hamas. Chưa rơ những phần tử nào bị tiêu diệt bởi cuộc không kích của Israel cũng như con số thương vong nhưng có thể thấy ṭa nhà được xem là trụ sở của nhóm hacker đă bị thiệt hại nặng.
Vụ không kích của Israel rất đáng chú ư bởi nó đă hiện thực hóa những ǵ các chuyên gia an ninh mạng từng dự đoán: "Sử dụng giải pháp tấn công vật lư, gần như ngay lập tức để phản ứng trước một cuộc tấn công trên không gian ảo."
Trong một cuộc phỏng vấn với CyberScoop, một cựu phó trợ lư thư kư chính sách tại Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ nói rằng "một cuộc tấn công như vậy là không thể tránh khỏi". Một chuyên gia khác nhấn mạnh rằng: "Chúng ta có xu hướng nhầm tưởng rằng lĩnh vực không gian mạng tồn tại tách biệt với thế giới vật chất nhưng không phải vậy."
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên hacker bị đáp trả bằng tên lửa nhưng là lần đầu tiên hành động đáp trả bằng vũ lực mạnh được thực thi gần như theo thời gian thực. Hồi năm 2015 quân đội Hoa Kỳ đă dùng drone tiêu diệt một thành viên sừng sỏ của ISIS - ở đây là Junaid Hussain (mật danh TriCk) khi tên này được cho là sử dụng Internet để tuyển mộ những người ủng hộ ISIS tại phương Tây đồng thời tiết lộ thông tin về danh tính của gần 1300 quân nhân và nhân viên thuộc chính phủ Mỹ khiến họ có thể gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, cuộc không kích của IDF làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trong vệ vụ việc và ư nghĩa của nó đối với những sự cố tương tự trong tương lai. Một nguyên tắc chung của luật chiến tranh và luật nhân đọa quốc tế đó là các cuộc tấn công phải tỷ lệ thuận với nhau. Chẳng hạn như một quốc gia sẽ không được phép phóng tên lửa hạt nhân vào thủ đô của một quốc gia khác nếu chỉ có một người lính của họ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở biên giới. Cứ cho rằng IDF thừa nhận họ đă tạm dừng các cuộc tấn công trước khi không kích cơ sở nói trên nhưng câu hỏi đặt ra là liệu phản ứng này có phù hợp hay không.