Có 3 lư do chính khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ c̣n kéo dài măi. Lập trường cứng rắn của mỗi bên và tổn thất ngày càng tăng từ cuộc chiến thuế khiến Washington khó sớm kết thúc thương chiến với Bắc Kinh.
Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc trong bữa tối thảo luận công việc sau hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina, ngày 1/12. Ảnh: Reuters.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang trở lại sau khi Mỹ tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến động thái trả đũa tương tự của Trung Quốc nhằm vào 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Phó giáo sư Kinh tế Greg Wright từ Đại học California tại Merced (UCM) cho rằng dù đàm phán Mỹ - Trung có thể được nối lại, có ba nguyên nhân khiến cuộc xung đột thương mại giữa hai nước chưa thể hạ màn sớm và sẽ gây tổn thương kinh tế lớn cho giới doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả hai phe.
Lư do đầu tiên là các bất đồng cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có lối thoát. Tất cả bằng chứng tới nay đều cho thấy các nhà đàm phán của hai bên đạt được rất ít tiến triển trong nỗ lực giải quyết những bất đồng này.
Điều cấp bách nhất mà Mỹ đặt ra là Trung Quốc phải thay đổi những đặc điểm căn bản của nền kinh tế, nhưng giới lănh đạo Bắc Kinh lại không có động lực để làm điều đó. Mỹ tin chính phủ Trung Quốc can thiệp quá sâu nhưng lại không đủ vào cách vận hành của nền kinh tế.
Vấn đề quan trọng nhất và tồn đọng lâu nhất là tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc trong những thập niên qua một phần là nhờ vào những chương tŕnh trợ cấp lớn dành cho các công ty và ngành công nghiệp trọng điểm trong nước. Phía Mỹ muốn Trung Quốc phải minh bạch hơn về các chương tŕnh trên, đồng thời cắt giảm, nếu không muốn nói là chấm dứt trợ cấp cho các doanh nghiệp nội địa.
Bắc Kinh hiện cũng không hành động đủ mạnh để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Trung Quốc. Mức độ thực thi luật bảo vệ bản quyền c̣n yếu và các công ty Mỹ bị ép phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác liên doanh Trung Quốc như là điều kiện kinh doanh ở nước này. Theo ước tính, các doanh nghiệp Mỹ chịu thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm v́ bị cưỡng ép chuyển giao công nghệ và t́nh trạng thực thi lỏng lẻo luật bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc.
Song Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không chấm dứt các chương tŕnh trợ cấp sản xuất công nghiệp hoặc siết chặt thực thi luật bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong ngắn hạn, một phần là bởi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm nhất trong hai thập kỷ qua, vậy nên, bất kỳ thay đổi lớn nào về chính sách cũng đều mang đến rủi ro.
Trung Quốc có thể chuyển đổi mô h́nh kinh tế trong dài hạn nếu xuất hiện các động lực thích hợp nhưng vẫn chưa rơ liệu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có đủ kiên nhẫn để thỏa hiệp các mục tiêu ngắn hạn, từ đó tạo ra lộ tŕnh dài hạn hướng đến một sân chơi công bằng hơn hay không.
Lư do thứ hai khiến cuộc đối đấu thương mại Mỹ - Trung có thể c̣n kéo dài nằm ở lập trường đàm phán của Mỹ quá đặt nặng vào "cây gây" và xem nhẹ "củ cà rốt".
Trước khi chiến tranh thương mại nổ ra, các công ty Trung Quốc đă đối mặt với mức thuế cao khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, trong đó có một số mức thuế áp đặt trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.
Các khoản thuế này có thể vẫn được duy tŕ bất chấp kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung ra sao. Những khoản thuế chống bán phá giá có thể lên đến hàng trăm %, được áp đặt khi một sản phẩm được bán ở Mỹ với mức giá thấp một cách bất hợp lư. Tổng giá trị các khoản thuế này cao gần gấp đôi so với giá trị các khoản thuế mà Nhà Trắng đă áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Trung Quốc không muốn bị xem là khuất phục trước sức ép từ Mỹ khi họ vốn đă phải chịu các mức thuế cao và không thể thương lượng. Do đó, đàm phán thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tiếp tục bế tắc hoặc chỉ đạt được rất ít tiến triển nếu Washington không đưa thêm "cà rốt" cho Bắc Kinh, ví dụ như giảm các mức thuế chống bán phá giá hiện tại đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tổn thất mà cuộc chiến tranh thương mại gây ra ngày càng lớn, cả ở Trung Quốc lẫn Mỹ, và c̣n có thể lớn hơn nhiều v́ tác động của các đ̣n thuế mới mà hai bên nhắm vào nhau. Khi thiệt hại Mỹ phải chịu không ngừng tăng, Tổng thống Trump càng cần quyết tâm ép Trung Quốc đưa ra nhượng bộ lớn để chứng minh rằng những tổn thất bấy lâu nay nền kinh tế và người tiêu dùng Mỹ hứng chịu là xứng đáng. Đây là lư do thứ ba khiến triển vọng kết thúc sớm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng mờ mịt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida hồi năm 2017. Ảnh: Reuters.
Đến nay, người tiêu dùng Mỹ có thể không chú ư đến các đ̣n thuế của Mỹ nhằm vào Trung Quốc v́ chúng tác động đến hàng ngh́n mặt hàng và trong một số trường hợp, để duy tŕ sức cạnh tranh và giữ thị phần, các công ty Mỹ chấp nhận chịu chi phí này khi các công ty xuất khẩu Trung Quốc tăng giá bán sản phẩm để bù đắp thiệt hại từ thuế.
Dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây của chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York, Đại học Columbia và Đại học Princeton, cuộc chiến thuế Mỹ - Trung đang khiến người tiêu dùng Mỹ thiệt hại khoảng 11 USD/tháng. Đây là con số không lớn nhưng cũng không phải quá nhỏ đến mức không cần quan tâm.
Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ áp thuế mọi mặt hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong những tháng tới nếu không đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh. Trong kịch bản đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể tổn thất 0,5 điểm phần trăm vào năm 2020 và 300.000 việc làm sẽ bị mất đi ở Mỹ, theo tổ chức tư vấn kinh tế Oxford Economics, Anh.
Khi tác động tích lũy của các đ̣n thuế tăng dần theo thời gian, việc Mỹ phải đạt được các nhượng bộ lớn từ Trung Quốc để "bào chữa" cho những tổn thất nặng nề hơn càng trở nên cấp bách nhưng ít có khả năng Trung Quốc đồng ư với các nhượng bộ như vậy. Đây là lư do quan trọng khiến hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhất trí rằng chiến tranh thương mại không "dễ thắng" như lời Trump nói.