Đó là việc Iran tuyên bố giảm cam kết JCPOA. Quốc gia Hồi giáo tuyên bố sẽ công bố các bước đi sơ bộ nhằm giảm các cam kết của họ trong thỏa thuận hạt nhân JCPOA. Thế là đồng minh Mỹ chia rẽ luôn.
Ngày 16/6, Iran khẳng định nước này sẽ sớm công bố các bước đi tiếp theo nhằm giảm bớt những cam kết của ḿnh trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - tên gọi chính thức của thỏa thuận hạt nhân quốc tế kư năm 2015, văn kiện mà Washington rút lui hồi năm 2018.
Hăng thông tấn Tasnim nêu rơ: "Ngày 17/6, tại khu vực ḷ phản ứng nước nặng Arak, Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (IAEO) sẽ công bố các bước đi sơ bộ nhằm giảm bớt những cam kết của Tehran trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân."
Liên quan đến sự cố tàu trên Vịnh Oman, cùng ngày, hăng thông tấn chính thức của Iran IRNA dẫn lời Chủ tịch Quốc hội nước này Ali Larijani cho rằng có thể chính Mỹ đứng sau vụ tấn công các tàu chở dầu tại Vịnh Oman nhằm tăng sức ép lên Tehran.
Phát biểu với các nghị sỹ Quốc hội, ông Larijani nêu rơ: "Những hành động đáng ngờ nhằm vào tàu chở dầu... dường như bổ sung thêm lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran, đang được cho là chưa đạt được bất kỳ kết quả nào." Ông giải thích "đă có tiền lệ trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, khi người Mỹ nhằm mục tiêu vào tàu của chính họ gần Nhật Bản để tạo cớ gây thù địch."
Iran tuyên bố sẽ cắt giảm các cam kết JCPOA như một biện pháp đáp trả Mỹ
Những bước đi của Mỹ và sự đáp trả của Iran một lần nữa tạo ra sự chia rẽ sâu sắc trên cộng đồng các quốc gia thế giới. Hiện tại chỉ có Anh và Arab Saudi là hai nước lớn hiếm hoi đồng t́nh với Mỹ, trong khi nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ tỏ ra không đồng t́nh hoặc khá thận trọng trước những bằng chứng của Washington.
Hành động đáng chú ư nhất từ phía Anh, theo nguồn tin của một số tờ báo Anh, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đă được triển khai đến Vịnh Oman với quy mô khoảng 120 lính đặc nhiệm từ đơn vị Commando 42, trực thuộc Lữ đoàn chỉ huy 3 của Thủy quân lục chiến Hoàng gia.
Lực lượng này đă có mặt ở căn cứ tại Bahrain. Quân đội Anh cho rằng họ tăng hiện diện để bảo vệ an toàn hàng hải cho các tàu dân sự của Anh, tăng cường t́m kiếm, đề pḥng các hành động tấn công tương tự như sự kiện hôm 13/6, đồng thời, cho phép lực lượng quân sự của Anh tiêu diệt các hành động có nguy cơ phương hại nếu thấy cần thiết.
Trong khi đó, Arab Saudi hôm 16/6 khẳng định Iran là thủ phạm đứng sau hai cuộc tấn công vào tàu dầu ở Vịnh Oman. Thái tử Mohammed bin Salman cảnh báo rằng ông sẽ không ngần ngại khi đáp trả với mọi mối đe dọa chống lại Riyadh.
Tuy nhiên, các đồng minh khác của Mỹ như Đức, Pháp, hoặc đại diện liên minh châu Âu, Nhật Bản... cũng đều cho rằng các bằng chứng của Mỹ chưa đủ để thuyết phục họ tin tưởng rằng Iran là thủ phạm của vụ tấn công. Họ yêu cầu các cuộc điều tra độc lập trước khi vội phán quyết bất kỳ bên nào có trách nhiệm trong vụ việc này.
Trong khi đó, Iran tiếp tục đưa ra hành động cứng rắn mới nhất liên quan đến JCPOA. Điều này dự kiến sẽ khiến Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục chia rẽ, bất đồng. Washington có thể coi hành động của Iran là một bước tiến gia tăng căng thẳng và tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt vào quốc gia này.
Ngược lại, các đồng minh của Mỹ trong nhóm P5+1 sẽ tiếp tục các nỗ lực ḱm chế các bên. Thực chất, Mỹ là quốc gia đă hủy hoại thỏa thuận hạt nhân JCPOA trước khi chủ động rút lui các cam kết của ḿnh năm 2018. Iran đă đưa ra cảnh báo trước đây 2 tháng về việc Mỹ và EU cần phải đảm bảo JCPOA, nếu không, họ sẽ có các kế hoạch đáp trả tương ứng