Năm nay thời tiết quá khắc nghiệt. Nắng nóng kéo dài tại nhiều nơi trên thế giới. Một thành phố 10 triệu dân khốn đốn, nguy cơ "xóa sổ" v́ nắng nóng. Nguồn nước từ sông và hồ chứa ở thành phố Chennai gần như đă cạn sạch, khiến cuộc sống của người dân Ấn Độ gặp muôn vàn khó khăn, và một quan chức cảnh báo khả năng "xóa sổ".
Nắng nóng và khô hạn đến mức báo động ở Ấn Độ.
Theo Daily Mail, nước từ hồ Chembarambakkam, cách Chennai khoảng 25km, đă cạn sạch. 3 hồ chứa khác trong khu vực cũng cạn nước.
Cảnh tượng nhà cửa và khách sạn cạn kiệt nước sinh hoạt đă trở nên phổ biến ở Chennai. Hàng triệu người tập trung tại các xe bồn chở nước với hi vọng có nước mang về dùng sinh hoạt.
Chennai là thành phố lớn thứ 6 ở Ấn Độ với số dân khoảng 10 triệu người. Bộ trưởng phát triển Ấn Độ, S.P. Velumani nói hạn hán xảy ra một phần do nắng nóng, một phần do lượng mưa giảm mạnh so với năm 2017.
Nhiều công ty đă yêu cầu nhân viên ở nhà làm việc. Nhiều nhà hàng đóng cửa sớm và thậm chí c̣n không phục vụ bữa trưa nếu t́nh trạng thiếu nước không được cải thiện.
Gauri Shankar, quản lư khách sạn Deccan Plaza ở Chennai, nói họ phải đặt 2 xe bồn mang nước đến mỗi ngày từ khu vực cách 60km. Chi phí tương đương 57 USD/chuyến.
“Xe bồn chở nước vào thành phố cũng gặp không ít khó khăn. Chúng tôi may mắn có nước thường xuyên v́ đă kư hợp đồng với nhà cung cấp”.
Điều đáng ngại là xe bồn chở nước không tiếp cận được những khu vực hẻo lánh ở Chennai. Ước tính có 820.000 người sống trong những khu vực này.
Quan chức Ấn Độ K. Palaniswami nói Chennai đă cạn kiệt nguồn nước và chỉ c̣n biết chờ sự giúp đỡ của các bang lân cận, cho đến khi mùa mưa quay trở lại vào tháng 10.
Suresh Subburaman, cư dân ở Chennai, chủ khách sạn Nivis Kitchen, nói ḿnh đang vật lộn để duy tŕ kinh doanh. “Chúng tôi vẫn mở cửa nhưng t́nh h́nh trở nên hết sức khó khăn, hầu như không thu được lợi nhuận”.
“Trước đây, nước đến mỗi ngày. Nhưng giờ đây, cứ 3-4 ngày mới có người đem nước đến”, Subburaman nói.
Các nhà chức trách đang cố gắng t́m nguồn nước mới thông qua trích xuất từ những mỏ đá. Đa số người dân phải phụ thuộc vào nguồn nước trợ cấp của chính phủ. "Thảm họa chỉ mới bắt đầu. Nếu trời không mưa, chúng tôi sẽ hoàn toàn bị xóa sổ", quan chức Ấn Độ nói.