Thời tiết năm nay có nhiều biến động. Ngay tại châu Âu cũng đang chịu nắng, nóng khủng khiếp. Hiện người dân châu Âu phải chống chọi những đợt nắng nóng gay gắt khi “lục địa già” đón các luồng không khí nóng từ Bắc Phi thổi đến. Một số nước châu Âu đă nâng mức cảnh báo trong bối cảnh đợt nắng nóng kỷ lục có thể tiếp diễn với nhiệt độ lên trên mức 40oC.
Người dân tránh nóng tại các đài phun nước ở Pa-ri (Pháp). Ảnh: ROI-TƠ
Cơ quan thời tiết AEMET của Tây Ban Nha đă ban hành báo động về t́nh h́nh thời tiết khắc nghiệt; dự báo nhiệt độ tại năm tỉnh miền bắc có thể lên đến 42oC và kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Tại Pháp, chính phủ đưa ra cảnh báo mầu cam, mức cao thứ hai trong thang cảnh báo, khi nhiệt độ tại nhiều khu vực đạt 40oC và có thể lên mức 44oC. Tại Đức, cơ quan thời tiết xác nhận nhiệt độ được ghi nhận tại bang Bran-đen-buốc là 38,6oC, phá vỡ kỷ lục tháng 6 nắng nóng nhất trong 70 năm qua. Bên cạnh đó, nhà chức trách tại Hy Lạp, Bỉ, Áo, Ba Lan, CH Séc cũng đưa ra những cảnh báo tương tự khi các kỷ lục về tháng 6 nắng nóng nhất vừa được xác lập.
Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân, nhất là người già và trẻ em, đồng thời kéo theo các vấn đề về y tế và xă hội. Hiện tượng đuối nước cũng tăng đột biến trong thời điểm này. Tại Ba Lan và Lít-va, nhiều trường hợp đuối nước đă được ghi nhận. Nhiệt độ tăng cao cũng tác động tiêu cực tới môi trường. Tại Ca-ta-lô-ni-a, Tây Ban Nha, một vụ cháy đă tàn phá hơn 4.000 ha rừng. Giới chức địa phương cảnh báo mức độ thiệt hại có nguy cơ lên đến 20 ngh́n ha rừng nếu đám cháy tiếp tục lan rộng do chịu ảnh hưởng của gió lớn và nhiệt độ tăng cao. Trong khi đó, một đám cháy rừng bùng phát tại khu vực cách thủ đô Béc-lin của Đức 90 km về phía tây nam đă thiêu rụi khoảng 100 ha rừng. Ngoài ra, các vụ cháy rừng c̣n tăng nguy cơ ô nhiễm khói bụi, ảnh hưởng sức khỏe của người dân ở cả những khu vực chung quanh.
Bên cạnh các tác động đến sức khỏe con người và môi trường, nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng tiêu cực đến t́nh h́nh phát triển kinh tế. Vận tải đường thủy, vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa giảm mạnh khi các ḍng sông bị khô cạn. Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nắng nóng đi kèm hạn hán, buộc chính phủ một số nước phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ người nông dân. Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao cũng ảnh hưởng xấu đến hạ tầng giao thông, nhất là chất lượng của mặt đường thảm nhựa, ảnh hưởng việc di chuyển an toàn của các phương tiện.
Chính quyền nhiều nước châu Âu đă ban hành các hướng dẫn nhằm nâng cao ư thức, giúp người dân tự bảo vệ ḿnh trước thời tiết khắc nghiệt. Trong khi đó, các bệnh viện được đặt trong t́nh trạng sẵn sàng điều trị các trường hợp như mất nước, say nắng, sốc nhiệt và các triệu chứng khác do nắng nóng gây ra. Chính quyền tại nhiều địa phương cũng triển khai kế hoạch nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân. Tại Pa-ri, những pḥng làm mát được mở bên trong các ṭa nhà công cộng và nhiều đài phun nước tạm thời được dựng lên. Các hoạt động giao thông cũng được hạn chế để đề pḥng gia tăng ô nhiễm không khí trong những ngày nắng nóng.
Theo các nhà khí tượng học, những đợt nắng nóng dữ dội tại châu Âu một lần nữa cho thấy tác động tiêu cực của t́nh trạng nóng lên toàn cầu và thời tiết khắc nghiệt có khả năng diễn ra thường xuyên, khó lường hơn.
VietBF@ sưu tầm.