Quư II vừa qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đă giảm xuống mức yếu nhất kể từ đầu những năm 1990 do bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại với Mỹ.
Theo số liệu chính thức vừa được công bố cách đây vài giờ, GDP Trung Quốc quư II tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 6,4% của quư I và gần với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế tháng lại đem đến những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang dần ổn định trở lại. Trong tháng 6, sản lượng công nghiệp tăng 6,3%, doanh số bán lẻ tăng 9,8% trong khi đầu tăng tăng 5,8% trong 6 tháng đầu năm. Cả 3 chỉ số này đều vượt dự báo, nghĩa là các biện pháp kích thích mà Chính phủ Trung Quốc tung ra trong thời gian vừa qua có vẻ đă phát huy tác dụng.
3 chỉ số sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều đang hồi phục. Nguồn: Bloomberg.
Số liệu GDP yếu ớt nhấn mạnh những áp lực mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đối mặt trong khi họ vừa phải cố gắng để đạt được 1 thỏa thuận thương mại với Mỹ lại vừa phải cân bằng giữa nhiệm vụ tạo ra việc làm và giảm thiểu những rủi ro đe dọa hệ thống tài chính. Mặc dù các nhà đàm phán Trung Quốc đang một lần nữa ngồi lại với các đối tác Mỹ, không có ǵ chắc chắn 2 bên sẽ sớm đạt được 1 thỏa thuận để ngăn chặn những tổn hại nghiêm trọng hơn nữa đến nền kinh tế.
Theo nhận định của Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, tăng trưởng quư II khá yếu nhưng trong phần c̣n lại của năm 2019 kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục nhẹ nhờ những chính sách hỗ trợ.
6 tháng đầu năm, tăng trưởng đầu tư tài sản cố định chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, cho thấy nỗ lực phân bổ lại ḍng tiền mặt vào khối tư nhân hay v́ nhà nước như trước kia đang đem lại quả ngọt.
Tăng trưởng GDP danh nghĩa của quư II tăng khoảng 8%, so với mức 7,8% của quư I, dẫn đến mức chênh lệch 1,8% - điều có thể giúp giảm bớt áp lực lên lợi nhuận doanh nghiệp cũng như tăng trưởng thu ngân sách.
VietBF © sưu tầm