Theo thông tin mới nhận được, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đưa giàn khoan ra Bãi Tư Chính khai thác dầu và ga. Một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hà Nội đang được ký kết, tuy nhiên nội dung chính xác của văn kiện này tới nay chưa một ai biết trừ các lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước. Nhiều nhà quan sát nhận định, Việt Nam có thể đã phải chấp nhận cho Trung Quốc khai thác một phần hoặc phần lớn Bãi Tư Chính. Nhà cung cấp dầu lớn cho Trung Quốc là Iran hiện đang bị Mỹ cấm vận, đường vận chuyển dầu từ Iran tới Trung Quốc thường xuyên gặp vấn đề. Một số nguồn tin trong ngành dầu mỏ cho hay Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ngừng mua dầu từ Iran trong tháng 5-2019 sau khi Mỹ chấm dứt miễn trừ trừng phạt cho hoạt động này. Điều này khiến Bắc Kinh đang thiếu hụt dầu trầm trọng. Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran với lượng nhập khẩu 475.000 thùng mỗi ngày trong đầu năm 2019. Phần nữa chính quyền Bắc Kinh đang tìm thêm các nguồn khí ga để cung cấp sưởi cho các thành phố Thượng Hải và vùng nam sông Dương Tử.
Theo thông tin từ PVN, tập đoàn dầu khí VN đang hợp tác cùng Nhật Bản để đưa ra Bãi Tư Chính một giàn khoan nặng 14.000 tấn nhằm khai thác lô 39 và 40/2. Tuy nhiên phía Trung Quốc cũng đã rao bán các lô dầu khí trên Bãi Tư Chính của Việt Nam. Cụ thể 8 lô từ 130 đến 156. Trung Quốc dự kiến sẽ đưa giàn khoan vào phía tây bắc Bãi Tư Chính vào thời gian sớm nhất có thể (hiện chưa rõ cụ thể thời điểm).
Một báo cáo của phương Tây cho thấy Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Indonesia đã khoan 1.380 giếng dầu khí ở Biển Đông, với sản lượng dầu hàng năm là 50 triệu tấn. Tính đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Biển Đông, với lợi nhuận hơn 25 tỷ đô la Mỹ. Phân tích trước đó chỉ ra rằng trong tổng tài nguyên dầu khí của các vùng biển của Trung Quốc, tài nguyên địa chất tương đương dầu khí ở phía nam Biển Đông chiếm 66%.
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1418859&stc=1&d=1563179928)
Haiyang Dizhi 8 tiến vào phía tây bắc Bãi Tư Chính, Hải Dương Địa Chất 8 là một tàu khảo sát địa vật lý toàn diện với chức năng đo địa chấn 3D tiên tiến của Trung Quốc, có chức năng đo trọng lực và đo từ tính. Tới nay hàng loạt báo tiếng Trung và tiếng Anh đều đăng tải tin nóng trên. Mặc dù vậy toàn bộ báo chí của đảng CSVN và truyền thông trong nước đều bị cấm.
Được biết phía Việt Nam đã đưa 4 tàu hải quân bao gồm Kn472, Kn468, Da Nam 612883 và Nam Yet 207008 để đầu với tàu 37111 của Trung Quốc.
Ảnh tàu Kiểm Ngư Việt Nam KN472
Ảnh tàu Hải Cảnh 37111 Trung Quốc
Bãi Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An). Phía Trung Quốc cho biết, sau khi thiết lập một điểm đồn trú ở Bãi Vạn An, Việt Nam đổi tên thành Bãi Tư Chính (Sizhen) và DK1 / 1, được xây dựng vào ngày 27 tháng 6 năm 1989, đã bị bỏ hoang. DK1 / 5, được xây dựng vào ngày 2 tháng 11 năm 1989, đã không còn được sử dụng nữa. DK1 / 11, được xây dựng vào ngày 5 tháng 5 năm 1994. DK1 / 12, được xây dựng vào ngày 8 tháng 8 năm 1994. DK1 / 14, được xây dựng vào ngày 20 tháng 4 năm 1995. Đoạn Vạn An North-21 là một phần hợp đồng được ký kết bởi Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đại lễ đường Nhân dân để cùng phát triển dầu Vạn An Than (Wanantan). Tuy nhiên đã bị Việt Nam chặn và hợp đồng không thể được thực thi, nhưng hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bắc Kinh tuyên bố Việt Nam thành lập một điểm đồn trú ở Bãi Vạn An không có nghĩa là Việt Nam sở hữu Bãi Vạn An ! Vì diện tích bãi Vạn An rất rộng lớn, hợp đồng dầu lửa Trung-Mỹ (Vạn An North-21) vẫn còn hiệu lực.
Ngày 8 tháng 5 năm 1992, một công ty nhỏ của Mỹ là Crestone Energy Corporation được Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu khí trên một diện tích 25.155 km² biển mà Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc (phía bắc Bãi Tư Chính). Đồng thời, Trung Quốc cũng ký hợp đồng giao 5.076 km² biển tại bãi Tư Chính cho doanh nghiệp này. Lãnh đạo Crestone tuyên bố Hải quân Trung Quốc bảo vệ hoạt động của họ. Việt Nam một mặt phản ứng mạnh động thái trên, một mặt cấp quyền một lô dầu khí cạnh đó cho hãng Mobil cũng của Mỹ, mặt khác lôi kéo sự quan tâm của phía Nga. Đã có một vài vụ đụng độ ngắn ngủi của hải quân khi tàu của Crestone và Mobil tới vùng biển trên. (Nguồn: Odgaard, Liselotte (2017). Maritime Security between China and Southeast Asia: Conflict and Cooperation in the Making of Regional Order).
Đến năm 1994, Crestone lại có kế hoạch thăm dò lô Vạn An Bắc 21 (theo cách gọi của Trung Quốc) nhưng đứng trước đe dọa can thiệp vũ lực của Việt Nam, công ty lại phải gác ý định. Cũng trong năm này, Việt Nam thuê Công ty Vietsovpetro tìm cách khoan một giếng dầu trong khu vực nhưng khi đó bị Trung Quốc bao vây giàn khoan nhằm ngăn chặn tiếp tế. Hai năm sau, vào năm 1996, Việt Nam thuyết phục được hãng Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí tại hai lô 133 và 134, bao trùm diện tích 14.000 km² tại vùng biển hầu như trùng khớp với vùng biển mà Trung Quốc giao cho Crestone năm 1992. Trung Quốc xem hành động của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị, đồng thời cảnh cáo trực tiếp Công ty Conoco. Việt Nam khi này cho rằng, không cần phải thảo luận với Trung Quốc về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.(Nguồn: Kivimäki, Timo (2002). War Or Peace in the South China Sea? Nordic Institute of Asian Studies (NIAS) trang 56)
Cuối tháng 7 năm 2017, Việt Nam bị Trung Quốc gây áp lực phải hủy bỏ hoạt động thăm dò mỏ khí lớn tại lô 136-03 (Vạn An Bắc 21) do Công ty Talisman-Vietnam (công ty mẹ là Repsol Tây Ban Nha) mặc dù đã đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Ảnh ngày 11-7-2019 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam, Hà Nội
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1418856&stc=1&d=1563179928)
Một số hình ảnh được công bố trên trang web chính thức cho thấy thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các sĩ quan cảnh sát biển và quân đội đang cau mày. Bài báo viết rằng các đội cảnh sát biển và quân đội Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải quốc gia. Điều này cho thế giới bên ngoài tin rằng Việt Nam đang cải thiện sự cảnh giác của mình để đối phó với các tình huống khẩn cấp.